với đời sống con người và xã hội
DTLS-VH là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hóa; Là chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng DSVH nhân loại.
DTLS-VH luôn mang trong mình những thông điệp của quá khứ và khi tham gia vào đời sống văn hóa hiện đại. Nó giữ lại những giá trị tự thân và tạo nên những giá trị bên trong của cốt cách, bản lĩnh, năng lực của mỗi dân tộc. Những hệ giá trị này có tính ổn định rất lớn và có tính bền vững tương đối, có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng…
Trong chương trình phát triển KT-XH của mỗi đất nước, việc khai thác DTLS-VH bằng các phương thức đa dạng, khoa học đã đem lại những nguồn lợi đa dạng. Đặc biệt, trong phát triển du lịch, vai trò của DTLS-VH không chỉ được quảng bá trong nước mà còn đối với quốc tế, thu hút đông đảo lượng du khách từ các vùng miền trên cả nước cũng như khách nước ngoài đến tham quan.
Như vậy, ở đây QLNN về DTLS-VH chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các DTLS-VH, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực gắn với sự phát triển xã hội. Đồng thời phát hiện kịp thời và xử lý hiệu quả các vấn đề vi phạm di tích. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như của nước ta hiện nay thì văn hóa cần được quản lý và định hướng để phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước, đồng thời bảo tồn được các giá trị của của bản sắc văn hóa dân tộc. Có như vậy thì mới giải quyết hài hòa
giữa quy hoạch bảo tồn DTLS-VH và quy hoạch phát triển du lịch, kết nối các điểm du lịch với DTLS-VH hình thành các tuyến du lịch DTLS-VH, đa dạng, phong phú, hấp dẫn du khách tham quan.
DTLS-VH còn đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành du lịch với mục tiêu là khám phá những di tích. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa - kinh tế - xã hội.
DTLS-VH được khai thác đúng mức, kết hợp trong các chương trình lễ hội, chương trình gắn kết với loại hình DTLS-VH đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn như thay đổi cơ cấu KT-XH của địa phương nói riêng và cả nước nói chung, giúp tăng nguồn thu ngân sách cho đất nước, mở ra nhiều dịch vụ, giải quyết việc làm cho nhiều người.
DTLS-VH là trung tâm sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng làng xã. Trong đó, những ngôi đình, đền, chùa, miếu… của làng và những cơ sở thờ tự khác luôn giữ vai trò là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư làng xã, mà đỉnh cao là các lễ hội làng, góp phần hình thành sợi dây cố kết cộng đồng, đem lại sự cân bằng cho đời sống tâm linh của cư dân sau những ngày lao động vất vả. Thông qua việc tìm hiểu các giá trị ẩn chứa trong các di tích, con người không chỉ thấy được sự phát triển của lịch sử mà còn thấy được truyền thống văn hiến, các giá trị chân, thiện, mỹ của dân tộc mình. Qua đó trau dồi đạo đức, lối sống, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước, yêu lao động, lòng biết ơn để từ đó sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới, có “sức đề kháng” trước những sản phẩm văn hoá độc hại, lối sống không lành mạnh, tạo ra một xã hội phát triển vững bền.
DTLS-VH chính là một phần linh hồn, một nét văn hóa đặc sắc của quê hương. Nhiều ngôi đình, chùa, đền v.v… đã đi vào thơ ca, là nguồn cảm hứng
của nhiều loại hình nghệ thuật, là biểu tượng của văn hóa làng, xã. Có thể nói, DTLS-VH là một bộ phận cấu thành môi trường sống của con người, là nguồn tư liệu quý để chúng ta nhận thức về xã hội và văn hóa thời quá khứ. Vì thế, việc quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thế nào đang là vấn đề cần được quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, nhất là những người làm công tác quản lý văn hóa hiện nay.
Đối với Quảng Bình, hệ thống DTLS-VH đã được chính quyền quan tâm trong công tác quản lý, đầu tư tôn tạo để khai thác và phát huy giá trị góp phần vào phát triển chung của tỉnh.