Hạn chế trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 84 - 87)

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Công tác quản lý và phát huy giá trị các DTLS-VH trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Cụ thể:

biệt là ở cấp xã. Hiệu quả quản lý DTLS-VH còn nhiều bất cập như việc tổ chức bảo tồn và khai thác các di tích do cấp huyện, xã quản lý có vi phạm nhưng Sở VHTT không nắm được vì cơ sở không báo cáo. Nguồn thu di tích không được quản lý chặt chẽ để tái đầu tư cho di tích; việc bảo tồn các di tích do thiếu cán bộ chuyên môn nghiệp vụ am hiểu về khoa học bảo tồn bảo tàng nên trong quá trình tổ chức các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác DTLS-VH đã làm cho nhiều di tích bị mất đi các giá trị nguyên gốc, ảnh hưởng cảnh quan môi trường…

Hệ thống văn bản QLNN về DTLS-VH tại Quảng Bình chưa nhiều, chủ yếu là văn bản chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Sở VHTT. Tình trạng xuống cấp của nhiều di tích vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương. Nhiều di tích cấp tỉnh chưa được đầu tư, tôn tạo vì thiếu kinh phí, trong khi nhu cầu của các địa phương đối với việc bảo vệ, chống xuống cấp di tích là rất cao. Đa số di tích đều ở ngoài trời, có nơi diện tích xung quanh di tích còn bị xâm hại. Một số di tích có giá trị văn hoá, lịch sử quan trọng chưa được quan tâm đầu tư, tôn tạo đúng mức. Do vậy chưa thực sự phát huy được hiệu quả khai thác trong giáo dục truyền thống cũng như phục vụ phát triển du lịch. Việc quản lý dự án trùng tu, tu bổ bằng nguồn xã hội hóa nhiều khi chưa được chặt chẽ.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hệ thống DTLS-VH tới du khách còn hạn chế, chưa tạo được động lực để du khách đến với di tích mặc dù các giá trị khai thác đối với di tích rất lớn. Công tác xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ, phát huy giá trị DSVH gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa được chú trọng đúng mức. Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động khôi phục, bảo vệ DSVH còn hạn chế. Việc kết hợp giữa đầu tư, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh gắn với khai thác phát triển du lịch, tổ chức giao lưu giới thiệu về văn hóa, con người Quảng Bình thông qua các hoạt động chuyên môn về văn hóa, du lịch, gắn việc bảo

tồn các DTLS-VH với phát triển du lịch chưa thực sự hiệu quả, sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào những giá trị sẵn có.

Hiện tượng mê tín dị đoan, đốt vàng mã tùy tiện, các tệ nạn xã hội thỉnh thoảng vẫn diễn ra ở nhiều di tích, nhiều lễ hội hàng năm.

Nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng chưa thực sự sâu sắc và toàn diện; chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể. Việc gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chưa thực sự hiệu quả..

Nhiều khi các cơ quan quản lý còn lúng túng trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, chưa nhận thức thật sâu sắc vị trí, vai trò của DTLS-VH trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; và có tình trạng đặt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ DTLS-VH. Số lượng các đơn vị đáp ứng điều kiện theo quy định về thiết kế, thi công, giám sát tu bổ công trình DTLS-VH chưa nhiều.

Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH còn thiếu định hướng cụ thể, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân.

Nhiều dự án tu bổ DTLS-VH được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ... Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi.

chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thác DSVH vật thể với DSVH phi vật thể. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tại DTLS-VH.

Việc sản xuất đồ lưu niệm phục vụ khách tham quan chưa được chú ý, chủ yếu mang tính tự phát, do dân nghĩ, dân làm nên thiếu định hướng, thiếu bàn tay chuyên môn. Do đó, sản phẩm lưu niệm thường ít được đổi mới, thiếu sự đa dạng, vật liệu mau hỏng và không thể hiện được đặc trưng gắn bó với DTLS-VH. Thông tin về di tích hạn chế, thiếu những cuốn sách cẩm nang về di tích để phục vụ du khách.

Quy định hiện hành về trách nhiệm QLNN của các cấp còn khái quát, chưa cụ thể.Việc quản lý và khai thác chưa thực hiện đồng bộ, thiếu quy định về phân cấp bảo quản, tu bổ nên phần lớn các địa phương đều trông chờ vào kế hoạch tu bổ DTLS-VH của tỉnh nên vẫn còn tình trạng công trình DTLS- VH bị xuống cấp không được kịp thời bảo quản, tu bổ.

Hiện nay, nhu cầu công nhận di tích của các địa phương ngày càng nhiều song đội ngũ cán bộ chuyên môn thiếu, tỷ lệ nữ cán bộ làm công tác này chiếm phần đông... do vậy việc đi điều tra, khoanh vùng bảo vệ di tích, lập hồ sơ di tích ở những vùng xa, vùng sâu gặp không ít khó khăn, chậm hoàn chỉnh hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt... Quá trình tổ chức các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác DTLS-VH thiếu cán bộ chuyên môn nghiệp vụ am hiểu về khoa học bảo tồn bảo tàng gặp khá nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)