Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử-văn hóa tại thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 49)

Thành phố Hà Nội

Hà Nội là trung tâm chính trị, ngoại giao, hành chính, kinh tế, có bề dày văn hóa phong phú và đa dạng. Văn hóa Hà Nội là một dòng chảy bền bỉ và mạnh mẽ. Dòng chảy ấy đã vượt qua bao thăng trầm, bao quanh co, biến động của lịch sử thành phố nghìn năm. Vì vậy, văn hóa Hà Nội mang đậm nét tinh tế, thanh lịch do kết tụ tinh hoa truyền thống. Đến nay, Hà Nội có khoảng

5.300 DTLS-VH, trong đó di tích xếp hạng cấp quốc gia khoảng 1.200, cấp thành phố khoảng hơn 900, và hơn 3.000 di tích đang trong thời gian hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng.

Hà Nội có với DSVH thế giới là Hội Gióng, Hoàng Thành Thăng Long và Bia tiến sĩ Văn Miếu. Ngoài ra, Hà Nội còn có 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, đó là Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Khu di tích Phủ Chủ tịch. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có Văn Miếu - Quốc Tử Giám; khu vực Hương Sơn - quần thể DTLS-VH. Tiêu biểu là cụm di tích Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh và nhiều di tích lịch sử quốc gia.

Với hệ thống di tích đa dạng đó, Hà Nội đã phát huy tốt giá trị góp phần làm cho Hà Nội trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa du lịch của nước ta. Từ hiệu quả công tác quản DTLS-VH thành phố Hà Nội rút ra được một số kinh nghiệm như sau:

Hà Nội đã chú trọng việc triển khai công tác lập hồ sơ, khảo sát, nghiên cứu và hoàn thiện quy trình, đưa ra những quy định cụ thể để lập hồ sơ xếp hạng DTLS-VH, có kế hoạch và biện pháp bảo vệ DTLS-VH trong từng thời điểm thích hợp như bảo vệ di tích trong mùa mưa bão, phát huy giá trị di tích trong mùa lễ hội và các ngày kỷ niệm. Bên cạnh đó, Hà Nội rất chú trọng đến công tác phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học phục vụ công tác quản lý, tu bổ và tôn tạo DTLS-VH. Vì thế, hệ thống giá trị DTLS-VH đã phát huy tốt giá trị trong các hoạt động văn hóa, xã hội và phát triển du lịch. UBND TP Hà Nội đã thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đối với di tích giai đoạn 2011- 2015. Theo đó, Sở quản lý 10 di tích, Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội quản lý Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long và di tích Cổ Loa, số còn lại do các quận, huyện, thị xã quản lý. Các ban quản lý di tích hoạt động tương đối độc lập, ít có liên hệ chuyên môn, ít báo cáo.

Công tác giám sát, kiểm tra đối với di tích do quận, huyện làm chủ đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa được quan tâm thường xuyên. Nguồn nhân lực làm công tác bảo tồn, tu bổ DTLS-VH đã được thành phố Hà Nội tạo điều kiện tham gia vào các lớp tập huấn, học tập, tham quan giao lưu thực tế các địa phương khác về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp yêu cầu ngày càng cao của thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, Hà Nội ngày càng hoàn thiện quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn trong công tác QLNN và công tác chuyên môn giữa các cấp, các đơn vị.

Hà Nội đã chủ động phối hợp với các địa phương trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm kê DTLS-VH để phát hiện các di tích đang xuông cấp để có chính sách trùng tu, tôn tạo kịp thời. Đồng thời tham mưu cho chính quyền sử dụng hiệu quả nguồn vốn của thành phố để đầu tư cho các DTLS-VH trọng điểm. Bên cạnh đó, Hà Nội đã tập trung xây dựng kế hoạch, phân chia theo giai đoạn cho công tác bảo tồn, tu bổ các DTLS-VH để giải quyết hợp lý, hài hòa, bền vững giữa tôn tạo và phát huy các DTLS-VH. Triển khai quy hoạch chi tiết đối bảo tồn, phát huy các giá trị DTLS-VH với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, làm biến dạng môi trường cảnh quan, mất cắp cổ vật.

Đầu tư đồng bộ cho quá trình bảo tồn, tôn tạo các DTLS-VH tiêu biểu để trở thành những di sản có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hóa, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển du lịch. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, tạo cơ chế thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực trong việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị DTLS-VH cũng như tạo môi truờng văn hóa lành mạnh tại các DTLS-VH.

Tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy DTLS-VH ở một số khu vực đặc thù trên địa bàn Hà Nội; có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ở tất

cả các cấp, quan tâm, đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa để đáp ứng với đòi hỏi của công việc cũng như yêu cầu của xã hội.

1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tại Thành phố Hồ chí Minh

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, nơi đây được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông với bao danh lam, thắng tích mang đậm tính lịch sử truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có 54 di tích cấp quốc gia và 91 di tích cấp thành phố được xếp hạng. Trong quá trình phát triển Thành phố luôn xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS-VH là bảo tồn và phát huy nội lực, vì đây là một trong những nguồn lực của sự phát triển. Nhiệm vụ này đã được các cấp, các ngành quan tâm, chung tay góp sức thông qua việc xây dựng, thực hiện chiến lược bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, sử dụng các nguồn lực, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nước và ngoài nước để xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác quốc tế nhằm phát huy giá trị DTLS-VH, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện tại trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ di tích, thực hiện tốt việc khen thưởng và xử lý vi phạm.

Một kinh nghiệm thực tế từ TP.HCM để làm tốt công tác QLNN về DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng là ngành VHTTDL thành phồ đã tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp nhiệt tình của các ngành hữu quan cùng tham gia bảo vệ DSVH. Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo ngành VHTTDL kiểm kê, hệ thống hóa tài nguyên di tích trên địa bàn; chỉ đạo các ban ngành khi các công trình, dự án mới (liên quan đến di tích) xây dựng phải được sự đồng ý của ngành VHTTDL. Bên cạnh đó, ngành VHTTDL đã tham mưu cho lãnh đạo thành phố có chính sách chăm lo đời sống cán bộ làm công

tác bảo tồn, bảo tàng… tạo động lực tốt cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)