Những căn cứ để đưa ra giải pháp quản lý di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 95 - 96)

- Căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước khẳng định phát triển văn hóa là quy luật tất yếu của sự phát triển, vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là mục tiêu lâu dài, vì xây dựng và phát triển kinh tế nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Căn cứ vào Luật DSVH 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 khẳng định: “DSVH Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào kho tàng DSVH thế giới”.

Căn cứ vào Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt bằng quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009; Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trường Bộ Văn hoá-Thông tin ( nay là Bộ VHTTDL) phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;

Căn cứ vào các cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Bình về bảo tồn, phát huy giá trị DSVH…được thể hiện thông qua các quy hoạch phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 (ban hành theo Quyết định số 925/QĐ- TTg ngày 23/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ); Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa XVI (nhiệm kỳ 2015- 2020) nhấn mạnh xây dựng và phát triển văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà; Chương trình hành động số 28 CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình thực hiện Nghị quyết Hội Nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa XI) về “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Quy hoạch phát triển ngành Văn hoá Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó khẳng định: Xây dựng và phát triển ngành Văn hóa Quảng Bình theo hướng phát triển... bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và các địa phương khác; kết hợp hài hòa công tác bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)