Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử-văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 62 - 64)

Hiện nay, đội ngũ cán bộ QLNN về di tích tại Quảng Bình chủ yếu được đào tạo chuyên ngành lịch sử, quản lý văn hóa và một số chuyên ngành khác. Về cơ bản đã đảm nhận và thực hiện tốt chức năng QLNN như tiến hành khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, lập hồ sơ di tích, đề nghị xếp hạng, tư vấn kiểm định hồ sơ dự án trùng tu, tu bổ di tích… Trong đó:

- UBND tỉnh gồm 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên phụ trách.

- Sở Văn hóa và Thể thao: gồm 01 lãnh đạo Sở và Phòng Nghiệp vụ văn hóa với 03 chuyên viên; Ban Quản lý Di tích tỉnh với 18 công chức, viên chức và người lao động.

- Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện: gồm 8/8 trưởng phòng VH-TT phụ trách chung và 8/8 cán bộ chuyên trách QLNN về văn hóa nói chung và hệ thống di tích nói riêng có trình độ đại học và trên đại học.

- Cấp xã: mỗi xã có 01cán bộ chuyên trách về văn hóa.

Đội ngũ cán bộ BQL di tích tại địa phương (cấp xã): về cơ bản chỉ có một số các địa phương có các di tích đặc biệt có giá trị mới thành lập BQL di tích. Trình độ của đội ngũ này là không thống nhất, không đồng đều, cần được đào tạo bồi dưỡng về kiến thức bảo vệ, phát huy DSVH.

Tuy vậy, vẫn còn sự chồng chéo về chức năng quản lý như Ban Quản lý di tích tỉnh không thể nắm hết thực tế các di tích ở cơ sở do phần lớn các di tích thuộc địa bàn nào đều do Phòng VH-TT huyện đó trực tiếp quản lý. Trong khi đó chế độ báo cáo, việc nắm bắt thông tin về những vấn đề phát sinh tại các di tích chưa kịp thời, việc xử lý thông tin còn chậm và thiếu chuyên nghiệp nhiều khi vẫn khó khăn công tác quản lý.

Với thực trạng về cơ cấu tổ chức đội ngủ cán bộ quản lý như trên cho thấy hệ thống cán bộ quản lý di tích 3 cấp tại Quảng Bình còn mỏng, thiếu cán bộ chuyên môn sâu nên chưa chủ động tháo gỡ được các khó khăn tại cơ

sở. Vì thế, công tác tham mưu cho lãnh đạo Sở Vắn hóa và Thể thao thiếu tính kịp thời và hiệu quả chưa cao.

Ở cấp huyện và cấp xã chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Một số địa phương có di tích được xếp hạng cấp tỉnh chưa thành lập Ban quản lý di tích ở cơ sở mà giao khoán cho cộng đồng hoặc người trụ trì trực tiếp đứng ra trông nom di tích nên dẫn đến việc tu bổ tùy tiện, sai quy định....

Bảng 2.3: Số lượng cán bộ quản lý nhà nước về di tích tỉnh Quảng Bình

TT Cấp quản lý Số

lượng

Trình độ chuyên môn Giới tính Trên đại học ĐH Chuyên ngành VH Nam Nữ 1 UBND Tỉnh Cán bộ lãnh đạo 1 1 1 Cán bộ chuyên trách 1 1 1 2 Sở VHTT Quảng Bình PGĐ Sở phụ trách di tích 1 1 1 1 Phòng nghiệp vụ văn hóa 3 3 2 1 2 Cán bộ thanh tra 2 2 2 Ban quản lý di tích 18 14 8 8 10 3 UBND cấp huyện 8 4 4 3 8 0 4 Phòng VHTT cấp huyện 8 3 5 5 4 4 4 UBND cấp xã 159 23 136 65 68 91 Nguồn: Sở Nội Vụ tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)