sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Nguyên nhân khách quan: Do điều kiện khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, hậu quả của chiến tranh, thời gian quá lâu đã làm cho các di tích nói chung, DTLS-VH nói riêng bị xuống cấp, hư hại. Một số di tích đã được xếp
hạng cấp quốc gia hay cấp tỉnh nhưng tư liệu lịch sử, hồ sơ khoa học chưa thật đầy đủ, chưa hoàn chỉnh; hồ sơ pháp lý, nhất là việc quy định các khu vực bảo vệ di tích chưa thật phù hợp hoặc chưa có chế tài quản lý nghiêm ngặt.
Nguyên nhân chủ quan: Đội ngũ cán bộ quản lý còn mỏng; đội ngũ tham gia tu bổ, trùng tu DTLS-VH chưa sâu về chuyên môn, phần lớn do các đơn vị xây dựng dân dụng thực hiện nên thiếu kiến thức về DSVH. Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, giữa BQL di tích tỉnh, phòng VT-TT cấp huyện, BQL di tích địa phương và nhân dân trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH chưa chặt chẽ, thiếu những định hướng, chính sách, chế tài cụ thể nhằm khuyến khích sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích.
Quảng Bình là một tỉnh nghèo về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người thấp; ngân sách địa phương đầu tư cho lĩnh vực văn hóa còn nhiều hạn chế. Các nguồn lực của tỉnh cho việc trùng tu tôn tạo di tích chưa nhiều; Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH chưa được đầu tư đúng mức, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân.
Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về DSVH chưa được quan tâm đúng mức. Một bộ phận lãnh đạo và người dân địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của di tích và những yêu cầu khoa học trong tu bổ di tích dẫn đến việc ứng xử đối với di tích còn tùy tiện. Việc tu bổ di tích hiện nay chủ yếu tập trung vào di tích có giá trị văn hóa, lịch sử lớn. DTLS-VH hầu như không có nguồn thu, còn thụ động và phụ thuộc kinh phí của Nhà nước. Trong khi đó, nguồn kinh phí đầu tư cho các DTLS-VH còn hạn chế và dàn trải. Việc kết nối giữa cộng đồng với hệ thống DTLS-VH vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu tính
thông tin đại chúng, thiếu sự chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát và gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH.
Tiểu kết chương 2
Chương này, tác giả luận văn chủ yếu đi sâu vào thực trạng QLNN về DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong đó, nêu một cách khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đó trình bày tổng quát về quá hệ thống DTLS-VH trên địa bàn tỉnh.
Tiếp đó là trình bày những kết quả đã đạt được trong công tác QLNN về DTLS-VH, chú trọng những điểm nhấn quan trọng như việc phân cấp quản lý DTLS-VH theo ba cấp thể hiện sự thống nhất, tập trung, là điều kiện thuận lợi khi triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Đồng thời khẳng định vai trò chủ đạo của nhà nước trong việc điều tiết, định hướng cho các thành phần khác khi tham gia hoạt động quản lý.
Chương này cũng đã chỉ ra được Quảng Bình đã có nhiều hoạt động, nhiều chính sách áp dụng trong hoạt động QLNN về DTLS-VH một cách hiệu quả. Luận văn đã tiếp cận các hoạt động QLNN trên những khía cạnh cụ thể như việc ban hành và triển khai hệ thống văn bản của Đảng và nhà nước liên quan đến DTLS-VH vào thực tế; việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch bảo tồn tôn tạo hệ thống di tích, các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong điều kiện tại tỉnh Quảng Bình. Khẳng định vai trò của cộng đồng đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị DTLS-VH là rất quan trọng, thể hiện qua việc huy động các nguồn lực để bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích ở địa phương.
Tuy nhiên, do một số yếu tố khác nhau, việc bảo tồn gìn giữ DTLS- VH còn bộc lộ những hạn chế và chưa thực sự phát huy được giá trị trong việc gắn với phát triển du lịch. Đó là những vấn đề cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết nhằm góp phần gìn giữ, phát huy giá trị DTLS-VH sẽ được tác giả đề cấp ở chương 3.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN