Tổ chức khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử-văn hóa gắn vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 107 - 108)

với phát triển du lịch

Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa là một nội dung được Đảng và nhà nước rất quan tâm - là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Vì thế, tỉnh Quảng Bình cần :

Tăng tính hấp dẫn của các di tích nói chung, DTLS-VH nói riêng đối với khách du lịch thông qua hệ thống giá trị hàm chứa trong các di tích như giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, các giá trị văn hóa phi vật thể, truyền thuyết,

tính thiêng của di tích. Vì thế cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá để du khách trong nước và ngoài nước biết và gắn các hoạt động du lịch với thăm quan các điểm di tích.

Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cần gắn phát triển du lịch với không gian hệ thống di tích nhằm tạo ra mạng lưới du lịch liên hoàn, hấp dẫn. Bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống về văn hóa tâm linh, thăm quan tại các DTLS-VH, cần mở rộng các sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của địa phương; hình thành các tour tuyến du lịch mới trên địa bàn tỉnh và liên tỉnh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn, dựa trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện có và nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai để đáp ứng nhu cầu. Đồng thời, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho các điểm đến quan trọng gắn với phát triển du lịch để thu hút được khách tham quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)