Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 62)

- Ủy ban nhân dân các cấp: UBND tỉnh chịu trách nhiệm QLNN về DSVH cao nhất ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ. UBND cấp huyện, cấp xã

chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong địa bàn quản lý.

- Sở Văn hóa,Thể thao: Là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn tỉnh về DSVH với đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở là Ban Quản lý di tích tỉnh.

Tại cấp xã có di tích được xếp hạng (có giá trị đặc biệt) mới thành lập BQL di tích để trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích.

+ Cơ chế phối hợp của cơ quan quản lý các cấp: Việc quản lý di tích được tổ chức theo phân cấp hành chính, theo chiều dọc từ tỉnh xuống đến các cấp huyện, xã, tổ dân phố.

+ Về mô hình quản lý:

Đối với mô hình mang tính chất cộng đồng tự quản: thành phần tham gia BQL di tích địa phương có đại diện chính quyền cấp xã, thôn, tổ dân phố giữ vai trò giám sát, còn việc quản lý di tích chủ yếu là do cộng đồng với thành phần gồm hội người cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...đảm nhiệm.

Đối với mô hình quản lý do nhà nước đảm nhận: Toàn bộ các hoạt động như: tu bổ, tôn tạo, trưng bày, giới thiệu về di tích đều được nhà nước xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện.

Đối với mô hình tư nhân quản lý: là các nhà thờ họ, một số đền, miếu. Như vậy, có thể thấy mô hình quản lý di tich ở Quảng Bình có những đặc điểm sau:

- Di tích cơ bản được quản lý thống nhất theo 4 cấp: Trung ương; tỉnh; huyện; xã.

- Cùng tồn tại các cấp quản lý tương đương, song cũng xuất hiện một số tổ chức trung gian để tổ chức bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị của di tích, danh thắng (Ban Quản lý di tích).

nhất chức năng QLNN về DTLS-VH. Tuy vậy, ở cấp thứ hai (cấp tỉnh) có sự xuất hiện một số cơ quan (Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) vừa cùng thực hiện chức năng QLNN vừa tổ chức hoạt động sự nghiệp có thu; Chưa tách được chức năng QLNN và hoạt động sự nghiệp (sự nghiệp khai thác phần di tích, danh thắng thuộc Phong Nha - Kẻ Bàng). Do vậy không có sự phối hợp chỉ đạo, quản lý và thông tin hai chiều từ góc độ QLNN ở cấp Phòng Văn hóa- Thông tin huyện và UBND cấp xã.

- Trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chứa đựng cả hệ thống di tích lịch sử cách mạng đường Trường Sơn , song Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng lại không có chức năng QLNN về DSVH; Các ngành, địa phương muốn tăng cường vai trò quản lý phải thông qua UBND tỉnh hoặc phải quản lý mang tính phối hợp qua đơn vị trung gian…

Bảng 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về di tích tỉnh Quảng Bình

Bộ VHTT&DL (Thông qua Luật DSVH)

Tổ chức UNESCO (Thông qua CƯQT)

Các Bộ liên quan

UBND tỉnh Quảng Bình

Sở VH&TT (giúp UBND tỉnh QLNN về

DTLS-VH )

UBND cấp huyện (quản lý nhà nước về DTLS-

VH ở cấp huyện

BQL Vườn QG Phong Nha - Kẻ Bàng (vừa quản lý nhà n- ước khu Di sản PN-KB vừa hoạt động sự nghiệp

Ban QLDT (giúp Sở lập hồ sơ DT, trùng tu tôn tạo và có một phần khai thác DTLS-VH Phòng VHTT cấp huyện, TP (giúp UBND huyện QLNN về DTLS-VH ) Cấp xã (QLNN phát huy giá trị DT) TTDL Phong Nha- Kẻ Bàng (khai thác, phát huy giá trị DT Các di tích lịch sử-văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)