hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Về ưu điểm:
Thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, sự nghiệp văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung, vấn đề quản lý DTLS-VH nói riêng trong những năm qua đã có bước phát triển tương đối toàn diện góp phần nâng cao
mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Trong đó, vai trò quản lý của nhà nước về văn hóa được thể hiện qua các hoạt động:
Nhiều văn bản pháp lý được ban hành mang tính chỉ đạo, định hướng cho hoạt động bảo tồn, gìn giữ DSVH; Thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền về các văn bản luật, dưới luật về DSVH, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở các cấp; Việc nghiên cứu, lập hồ sơ, tiến hành xếp hạng di tích được thực hiện có hiệu quả.
Nguồn vốn của nhà nước cấp cho việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích được sử dụng đúng mục đích. Việc xã hội hóa nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc tu bổ, tôn tạo di tích tiếp tục được đẩy mạnh, khuyến khích được người dân trong việc góp công, góp sức phát huy giá trị di tích.
Sở VHTT đã chú trọng việc tổ chức nghiên cứu, sưu tầm về những giá trị văn hóa phi vật thể liên quan đến di tích làm cho giá trị của di tích được nâng lên, phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Đồng thời, chỉ đạo, tư vấn, giúp đỡ các địa phương tổ chức lễ hội tại các di tích theo đúng phong tục truyền thống của địa phương và đảm bảo các quy định về lễ hội do nhà nước quy định.
Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về di tích, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai liên quan đến di tích được xử lý hiệu quả. Thực hiện tốt nhiều hình thức khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích trong bảo vệ, phát huy giá trị DSVH.
Vai trò của cộng đồng: các BQL di tích tại địa phương đã phát huy được vai trò của người dân trong việc xã hội hóa nhằm phát huy giá trị di tích; thực hiện nghiêm túc vai trò giám sát các hoạt động bảo vệ, gìn giữ DSVH.
* Kết quả cụ thể chủ yếu thể hiện trên các nội dung sau:
- Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh sau khi được
phê duyệt. Công tác điều tra, tổng kiểm kê di tích trên toàn tỉnh được thực hiện hiệu quả; xây dựng hồ sơ khoa học pháp lý cho hệ thống di tích, trong đó có 01 hồ sơ Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.
Việc tuyên truyền phát huy DSVH, phục vụ công tác giáo dục truyền thống xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và phục vụ phát triển kinh tế, du lịch không những tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh mà đã quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của Quảng Bình đến các tỉnh bạn và quốc tế.
Chú trọng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hiện trạng từng di tích, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm hàng rào và có tiểu sử cho từng di tích để thuận lợi trong công tác quản lý; Tham mưu UBND tỉnh di dời các hộ dân đang sinh sống, sản xuất ra khỏi các di tích đã được quy hoạch; Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển giá trị di tích; Tổ chức thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định nhằm hạn chế tình trạng xâm hại di tích.
Thẩm định việc lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích, xây dựng và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH được thực hiện tốt. Hàng chục di tích đã được cấp vốn để thực hiện việc chống xuống cấp, tu bổ tôn tạo theo CTMTQG và Dự án đầu tư được UBND tỉnh, Bộ VHTTDL phê duyệt.
Bên cạnh đó, Quảng Bình đã làm tốt việc phân cấp quản lý di tích, trong đó chú trọng việc xây dựng kế hoạch sử dụng DTLS-VH gắn với phát triển du lịch; thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; xây dựng kế hoạch và đề xuất thực hiện các dự án; Chú trọng việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương;
UBND một số huyện đã chủ động xây dựng, ban hành quy chế về quản lý các cơ sở tín ngưỡng, DTLS-VH trên địa bàn huyện.
- Về bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý: Bộ máy quản lý di tích đã phân cấp quản lý đến cấp xã và được quan tâm để kiện toàn, nâng cao chất lượng. Các cơ quan quản lý văn hóa cấp tỉnh đã xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý DTLS-VH.
Về hoạt động trùng tu, tôn tạo DTLS-VH: UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở VHTT xem xét, tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng, tránh tình trạng có nguy cơ ảnh hưởng đến DTLS-VH trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của nhà nước.
Hàng năm, Sở VHTT đã đề xuất danh sách các DTLS-VH trọng điểm đề nghị UBND tỉnh quan tâm, cấp kinh phí đầu tư. Nhìn chung, công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, thẩm mỹ, được đưa vào sử dụng và phát huy giá trị tốt. Có di tích chỉ đầu tư từ 30 triệu đến 50 triệu đồng để dựng bia biển, nhưng cũng có di tích được đầu tư vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng như di tích Cống Cửa Đông, Thành Đồng Hới, Khu Giao Tế, Đền Liễu Hạnh Công chúa, Đình Kim Bảng, Đồi Cha Quang, Hang Lèn Hà, Địa đạo Văn La, Chùa Hoằng Phúc (hàng chục tỉ).
Nhờ được đầu tư tu bổ kịp thời nên nhiều di tích đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ cho nhu cầu du khách tham quan, du lịch, hưởng thụ văn hóa như cụm di tích Phong Nha-Kẻ Bàng; cụm di tích Hoành Sơn Quan- Liễu Hạnh Công chúa; Quảng Bình Quan, tượng đài Mẹ Suốt; Cụm di tích lăng mộ và nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh...
(Bảng 2.4: Danh mục các di tích đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2017 – phần phụ lục)
cá nhân đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để trùng tu, phục hồi di tích: Đình Lũ Phong, Chùa Quan Âm Tự, Đình La Hà, khu danh thắng Núi Thần Đinh... góp phần phát huy giá trị di tích.
Trong bảo quản di tích, một số địa phương đã hỗ trợ cho công tác chống mối, mọt xâm thực đối với các di tích kiến trúc gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh ở địa phương có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích; Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ; theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung giấy phép khai quật ở địa phương; Phòng VH-TT cấp huyện thường xuyên phối hợp với Phòng GD- ĐT, huyện đoàn thực hiện kế hoạch liên tịch thực hiện công tác tuyên truyền, giới thiệu về DTLS-VH cho đối tượng học sinh, phối hợp chọn đăng ký tham gia chăm sóc các DTLS-VH thông qua chương trình Trường học thân thiện, học sinh tích cực...
* Các hoạt động phát huy giá trị DTLS-VH ở cấp huyện.
Tổ chức các cuộc thi với nội dung: Tìm hiểu về DSVH, các danh nhân được đặt tên đường; Phát hành hàng chục nghìn tờ rơi để tuyên truyền về DTLS-VH gắn với sự phát triển du lịch; Đầu tư và xã hội hóa kinh phí để trùng tu, tôn tạo di tích, xây dựng các nhà truyền thống và trưng bày. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại địa phương; thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời đối với những hành vi xâm hại DTLS- VH; Tạo điều kiện cán bộ làm công tác văn hóa tham gia các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý.
Chỉ đạo, kiện toàn để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý di tích cơ sở, người phụ trách trông coi di tích nhằm quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích; đảm bảo nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi
trường và an toàn phòng, chống cháy nổ. Hàng năm bố trí ngân sách hỗ trợ công tác chống xuống cấp DTLS-VH tại địa phương; Phối hợp với cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích nhất là các di tích đã được Nhà nước xếp hạng; Rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm DTLS-VH theo đúng luật pháp và quy định các hoạt động tại các điểm di tích; chấm dứt tình trạng dựng quán bán hàng trái phép, bán hàng rong…gây mất trật tự tại các điểm DTLS-VH; Tăng cường kiểm tra công tác quản lý, trách nhiệm của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị DTLS-VH.
* Các hoạt động phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá ở cấp xã
Củng cố, kiện toàn Ban Quản lý di tích cơ sở, xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, sử dụng kinh phí và tiền công đức một cách công khai, minh bạch, đúng mục đích; chú trọng công tác xã hội hóa trong việc bảo vệ DTLS-VH.
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo tại DTLS-VH đảm bảo văn minh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, truyền thống của dân tộc; hướng dẫn để những người hảo tâm cung tiến những đồ thờ phù hợp; đảm bảo phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và cảnh quan di tích; Hàng năm, Ban Quản lý di tích cơ sở có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích về Phòng VH-TT cáp huyện.