hóa của ngành Văn hóa và Thể thao Quảng Bình
Xuất phát từ chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về DSVH; tình hình thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực các cấp và thực trạng công tác QLNN về DTLS-VH trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa ra những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về DTLS-VH, góp phần giải quyết tốt hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH. Quá trình đó được kết hợp hài hòa giữa việc khai thác các giá trị di tích gắn với hoạt động phát triển kinh tế - du lịch. Chủ yếu trên các nội dung sau:
- Bám sát hệ thống văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước, các Bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Quảng Bình để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH. Trong đó, tập trung thực hiện tốt Quyết định số
1706/2001/QĐ-BVHTT, ngày 24 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa - Thông tin với mục tiêu: Phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, trong đó chú trọng đảm bảo tính nguyên vẹn của di tích. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về thực hiện luật DSVH, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Gắn việc phát huy giá trị DTLS-VH với việc phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Tăng cường công tác QLNN về DTLS-VH theo hướng mở rộng quá trình xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy giá trị DTLS-VH gắn với QLNN bằng pháp luật.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 28 CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội Nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" và Quy hoạch phát triển ngành Văn hoá đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Tập trung giải quyết các vấn đề căn bản trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích như:
Đẩy mạnh việc nghiên cứu lập hồ sơ và tuyên truyền về giá trị các di tích để nâng cao trách nhiệm cộng đồng.
Đào tạo nhân lực đáp ứng các nhu cầu về bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng. Mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm các chuyên gia nước ngoài, ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy tối đa ý tưởng, năng lực, sáng tạo để bảo tồn và phát huy di tích. Tạo nhiều nguồn thu của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa và công tác quản lý DTLS-VH gắn với phát triển du lịch.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 03 tháng 02 năm 2010 của Bộ VHTTDL về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích; tiếp tục thực hiện kiểm kê
DTLS-VH theo Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010.