lực trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Hiện nay, bộ máy QLNN về di tích nói chung, DTLS-VH nói riêng tại Quảng Bình đã được thống nhất theo 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và cơ bản đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý và phát huy giá trị DSVH. Trong đó, tập trung thực hiện các nội dung sau:
Củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý DTLS-VH gồm các cơ quan QLNN và đơn vị sự nghiệp; Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường giám sát và tuyên truyền vận động nhân dân quản lý bảo vệ các DTLS- VH.
Xác định rõ nhiệm vụ của BQL địa phương là tổ chức trông nom, bảo vệ, giới thiệu giá trị của DTLS-VH.. .còn những vấn đề liên quan đến chuyên môn như bảo quản tu bổ, phục hồi di tích, nghiên cứu bảo tồn các giá trị văn
hóa phi vật thể cần có sự quản lý, giám sát và phê duyệt của cơ quan QLNN và chuyên môn.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nghiên cứu, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ DTLS-VH ở cơ sở. Bởi đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp tham mưu cho cấp ủy chính quyền.Từ đó, giúp họ tiếp thu các công nghệ tiên tiến, ứng dụng hiệu quả vào lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cụ thể, rõ ràng; Có chế độ khen thưởng, đãi ngộ cán bộ hoàn thành tốt công tác. Xây dựng chương trình đào tạo bảo tồn học ở nhiều cấp độ cho đội ngũ cán bộ gắn với việc đào tạo đội ngũ thợ thủ công chuyên nghiệp, hiểu biết về giá trị DTLS-VH.
Nâng cao hiệu quả công tác QLNN trong việc xây dựng và thực thi các dự án đầu tư tu bổ tôn tạo và phát huy DTLS-VH, trước hết phải xây dựng tổ chức có đủ năng lực quản lý dự án.
Nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng, thiết lập đường dây nóng, tổ chức đặt các hòm thư tố giác sai phạm tại các điểm di tích; xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện bảo vệ di tích một cách cụ thể, hiệu quả với các tổ chức, cá nhân liên quan.