có hiệu quả và xử lý nghiêm minh sai phạm trong quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa
Trong lĩnh vực QLNN về văn hóa nói chung, DTLS-VH nói riêng không thể tách rời vai trò của công tác thanh tra và kiểm tra. Vì công tác này có chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng thể hiện tính nghiêm minh của
pháp luật cũng như vai trò của QLNN trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích. Đồng thời, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về DSVH. Qua đó, nâng cao vai trò của công tác quản lý cũng như tính chủ động của các cơ quan QLNN trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích nói chung, DTLS-VH nói riêng
Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành liên quan, trong đó bộ phận thanh tra văn hóa thuộc Sở Văn hóa và Thể thao giữ vai trò thường trực để thực hiện các nội dung sau:
Thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi người dân, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài trong hoạt động văn hóa nói chung, trong bảo tồn DTLS-VH nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật DSVH; ngăn ngừa, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm hoạt động bảo tồn, tôn tạo DTLS-VH; xây dựng đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra ở các địa phương có kinh nghiệm và kiến thức năng lực chuyên môn về công tác DSVH để làm tốt chức năng, nhiệm vụ. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác bảo tồn, tôn tạo DTLS-VH. Đẩy mạnh sự phối hợp với các ngành, các cấp hữu quan trong công tác thanh tra, kiểm tra như công an, tài nguyên và môi trường, xây dựng, thanh tra của chính quyền các cấp ...
Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo tồn, phát huy DSVH cần được tiến hành thường xuyên để xử lý kịp thời những hành vi xâm hại hoặc ngăn cản việc bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH, đồng thời giám sát quá trình sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và kinh phí của nhân dân đóng góp công đức vào tu bổ, phát huy DSVH.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra công tác QLNN và phát huy giá trị DTLS-VH theo từng cấp và chủ động giải quyết vi phạm theo chức năng nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra, cán bộ phòng văn hóa - thông tin, các đội tự quản, các hội nghề nghiệp quần chúng có tham gia vào quá trình quản lý, bảo tồn, tôn tạo DTLS- VH. Gắn trách nhiệm của chính quyền, các đoàn thể ở địa phương trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DTLS-VH. Qua đó để ngăn chặn, xử lý, khắc phục kịp thời các sai phạm trong hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi, xâm phạm DTLS-VH.
Để thực hiện tốt việc thanh kiểm, kiểm tra cần chú ý tới một số vấn đề: Thực hiện việc phân cấp, phân công rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích để một mặt các tổ chức cá nhân nhận thức và thực thi đúng trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Mặt khác, các cơ quan quản lý có căn cứ pháp luật trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan, giữa các cấp trong quá trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò QLNN trong việc thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích. Biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.