Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử-văn hóa tại tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 53)

tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh có tốc độ phát triển nhanh, có thế mạnh về công nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong đó Vịnh Hạ Long đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn, là một trong bảy kỳ quan mới của thế giới. Xác định phải tích cực đầu tư một cách đồng bộ mới thu được kết quả cao, chính quyền và nhân dân Quảng Ninh đã có rất nhiều nổ lực trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Để có kinh phí đầu tư, Quảng Ninh đã huy động rất nhiều nguồn, từ ngân sách của địa phương, của tỉnh, của Trung ương, các tổ chức quốc tế, nguồn xã hội hóa của nhân dân… để bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng. Quảng Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ, phát huy giá trị DTLS-VH và đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các tầng lớp nhân dân với nhiều cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả. Vì thế, Quảng Ninh đã hội tụ đầy đủ những thế mạnh để phát triển du lịch với nhiều hình thức phong phú và trở thành điểm đến được yêu thích của du khách.

Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH gắn với phát triển du lịch hiệu quả, bền vững Quảng Ninh đã thực hiện khá tốt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: Nâng cao năng lực, chất lượng QLNN và vai trò của toàn xã hội trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH gắn với phát triển du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động du lịch; Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và kinh phí cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH.

Từ hiệu quả công tác quản lý DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Cơ quan quản lý DSVH ở Quảng Ninh đã phát huy tốt chức năng vừa quản lý, bảo tồn khai thác phát huy tốt giá trị di sản, vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là du lịch; đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra trong khu vực di sản. Sở VHTTDL Quảng Ninh đã chú trọng công tác tham mưu, để xuất với tỉnh cho phép thay đổi, hoàn chỉnh tổ chức bộ máy cơ quan theo hướng phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

- Tích cực, chủ động, kịp thời tham mưu đề xuất ban hành những chính sách phục vụ công tác QLNN về DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng. Từ đó, các chính sách này đã phát huy được hiệu quả trong việc định hướng và thể hiện được quan điểm của tỉnh. Đó là vừa bảo tồn vừa phát huy tốt các giá trị di sản, đảm bảo được tính toàn vẹn của di sản cũng như phát huy bền vững những giá trị để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Chủ động xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch quản lý trên cơ sở các mục tiêu quản lý đã được xác định, chú trọng tổ chức việc quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng di sản; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm di tích.

- Nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về xác định thực hiện các nghĩa vụ của di sản đối với cộng đồng quốc tế. Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ di sản với nhiều hình thức. Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo đưa Chương trình giáo dục di sản vào trường học để trang bị những kiến thức về di sản và các phương pháp bảo tồn di sản cho học sinh các cấp học.

- Chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan địa phương liên quan trong việc bảo tồn di sản; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý di sản; chú trọng duy trì sự phối hợp, triển khai các dự án bảo vệ môi trường; tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý; các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia bảo tồn di sản ...

Tiểu kết chương 1

DTLS-VH là tài sản vô giá trong kho tàng DSVH lâu đời, là nét đặc trưng thể hiện giá trị sâu sắc về văn hóa, về cội nguồn của dân tộc. Vì vậy, QLNN về DTLS-VH hóa có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng.

Chương 1 này là cơ sở lý luận của QLNN về DTLS-VH, trong đó chú trọng việc đi sâu vào một số khái niệm để làm rõ đề tài. Từ đó, khẳng định được vấn đề QLNN về DTLS-VH bao hàm nhiều nội dung như kế hoạch, chiến lược, hệ thống văn bản pháp luật, nguồn nhân lực, cách tổ chức hoạt động quản lý, sự phối hợp với các ban, ngành gắn liền với các hoạt động khác như thanh tra, kiểm tra, quy hoạch, xếp hạng, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, kinh nghiệm quản lý, sự giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác... Từ đó, khẳng định vai trò quan trọng của công tác QLNN về DTLS-VH.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, các quốc gia cần hướng tới việc tôn trọng sự đa dạng của DSVH, bảo vệ và tôn vinh bản sắc DSVH dân tộc để tạo nền tảng tinh thần cho sự phát triển. Việc xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường công tác QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, nâng cao ý thức chấp hành luật pháp và nhận thức của cộng đồng về bảo tồn di tích là cần thiết. Vì thế, việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho

công tác QLNN về DTLS-VH là vấn đề thiết thực. Đồng thời, cần có kế hoạch phù hợp để bảo vệ những giá trị truyền thống của di tích nước ta trước những tác động của bên ngoài như sức ép do sự tác động tiêu cực của quá trình phát triển kéo theo sự xuống cấp của di tích; nhận thức chung của cộng đồng về bảo vệ di tích vẫn còn bị hạn chế; việc bảo tồn, trùng tu thiếu chuyên nghiệp không theo đúng những chuẩn mực khoa học, dẫn đến tình trạng nhiều di tích đang bị thay đổi, biến dạng ...

Chương này cũng đã đề cập đến việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh có số lượng di tích lớn, có giá trị quốc tế và trong nước, có kinh nghiệm xây dựng chính sách, giải pháp để bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích hiệu quả. Từ đó để vận dụngthực hiện trong công tác quản lý và phát huy hiệu quả di tích, một trong những yếu tố để phát triển văn hóa.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)