Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 110 - 147)

Trong quá trình xây dựng, ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển phải coi việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, gắn nhiệm vụ này với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện tốt các nội dung tại Quyết định số 3828QĐ/UBND ngày 29/12/2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó thực hiện hiệu quả việc quy hoạch di tích theo cụm tuyến. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý DTLS-VH tại các địa phương. Xây dựng kế hoạch quản lý, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và dự án theo lộ trình. Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu bổ sung

hoàn chỉnh hồ sơ các di tích đã được xếp hạng, xây dựng hồ sơ đề nghị xếp hạng các di tích tiêu biểu khác.

Ban hành quy chế quản lý, đầu tư kinh phí để bảo tồn phát huy giá trị DTLS-VH. Tập trung đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phục hồi các DTLS-VH tiêu biểu của tỉnh, có khả năng phát triển du lịch, thu hút nhiều khách tham quan nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Ưu tiên đầu tư nguồn vốn cho các di tích có nguy cơ xuống cấp, đang thực hiện dang dỡ, hoặc đã được thiết kế, quy hoạch; đầu tư đồng bộ các di tích để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa hoàn chỉnh; bố trí nguồn vốn đầu tư phù hợp với tiến độ thi công công trình di tích. Đồng thời, có giải pháp kịp thời và hợp lý để hạn chế sự xâm hại hoặc lấn chiếm DTLS-VH. Chỉ đạo chính quyền địa phương tiếp tục nâng cao trách nhiệm của bộ máy quản lý, trông coi trực tiếp tại các điểm DTLS-VH.

Tổ chức thực hiện tốt việc phân cấp chức năng, nhiệm vụ theo từng lĩnh vực, công việc cụ thể cho UBND cấp huyện và xã. Phân công cụ thể nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, bảo vệ và chăm sóc trực tiếp DTLS-VH. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền , giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.

3.3.4. Kiến nghị đối với Sở Văn hóa và Thể thao

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động QLNN trên lĩnh vực văn hóa nói chung, QLNN về DTLS-VH nói riêng; Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền và quy định của Luật DSVH.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành tại Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do UBND tỉnh phê duyệt. Tham mưu cho UBND tỉnh các chủ trương về công tác xã hội hóa, phát huy vai trò nhân dân trong việc bảo vệ DTLS-VH.

Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường di tích. Tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ di tích sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành. Phối hợp với UBND cấp huyện lập hồ sơ khoa học trình cấp thẩm quyền xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Chú trọng công tác giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ học tập, nâng cao trình độ về quản lý DTLS-VH. Tăng cường kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi DTLS-VH; phát huy trách nhiệm giám sát của cộng đồng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển khai các dự án. Tránh để xảy ra sai phạm rồi mới xử lý nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu thành DTLS-VH trong quá trình bảo quản, tu bổ. Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng các quy trình, quy định, thủ tục triển khai các dự án tu bổ DTLS-VH. Xây dựng mô hình và quy chế bảo vệ DTLS-VH phù hợp, phối hợp và tổ chức các hoạt động, phân rõ trách nhiệm của tổ chức, các nhân.

Tiểu kết chương 3

Tại chương này, tác giả luận văn khái quát lại quan điểm của Đảng và Nhà nước về DSVH để cụ thể hoá cho DTLS-VH. Từ đó nêu lên các căn cứ để đưa ra giải pháp về quản lý DSVH nói chung, DTLS-VH. nói riêng.

Từ thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, thực trạng hệ thống di tích và công tác QLNN về DTLS-VH trên địa tỉnh Quảng Bình với những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, vướng mắc để nghiêm túc tiếp thu những tồn tại trong quá trình thực hiện, tác giả đã đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể, dễ áp dụng với mong muốn góp phần giải quyết tốt hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã thể hiện sự mong muốn sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý nói chung và văn bản pháp luật về quản lý DTLS-VH nói riêng. Đặc biệt, không nên để sự chồng chéo của các văn bản dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý gây ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Khẳng định, việc nâng cao nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả công tác QLNN về DTLS-VH đã được chú trọng trong giải pháp. Đồng thời, nhấn mạnh các giải pháp về hoạt động quản lý, phân cấp, xã hội hóa góp phần quan trọng trong việc phát huy các giá trị của DTLS-VH.

Tác giả luận văn cũng rất chú trọng kết hợp hài hòa các giải pháp giữa việc khai thác các giá trị DTLS-VH gắn với mục tiêu phát triển kinh tế địa phương trong thời gian tới; Nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn về DSVH như các tổ chức quốc tế, Trung ương, Bộ, ngành, các đơn vị tỉnh bạn trong cả nước để có những trao đổi, học tập về chuyên môn nghiệp vụ, công tác QLNN.

Trên cơ sở đó, tác giả đã có một số đề xuất với các cấp, ngành đặc biệt là chính quyền và các Sở, Ban, ngành chức năng thuộc tỉnh để tháo gỡ những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về DTLS-VH.

KẾT LUẬN

DSVH có vai trò rất quan trọng là tài sản của cả cộng đồng, là nguồn lực phát triển, là linh hồn gắn kết cộng đồng gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc và hình thành nên hệ giá trị mới. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội đã có tác động không ít đến DSVH cũng như hoạt động QLNN về DSVH, đặc biệt là mối quan hệ giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển. Vì vậy vai trò QLNN về DSVH càng có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển.

DTLS-VH của Quảng Bình là một bộ phận quan trọng của DSVH dân tộc. Trong mỗi di tích chứa đựng phong phú những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Đó là những giá trị vô giá gắn liền với lịch sử oai hùng, truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, phản ảnh bản sắc, tâm hồn, bản lĩnh, khí phách và là cuốn sử sống động về lịch sử của nhân dân Quảng Bình. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS-VH là bảo tồn, phát huy nội lực và là nguồn lực góp phần cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, thể hiện sự biết ơn của chúng ta đối với bậc tiền nhân, là sự thể hiện cụ thể lòng yêu nước của thế hệ hôm nay bằng ý thức giữ gìn, vun đắp những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, lấy đó làm cội nguồn để phát huy trong quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Với đối tượng QLNN là DTLS-VH tại tỉnh Quảng Bình, tác giả luận văn đã xác định lý thuyết quản lý DSVH làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung cụ thể, khẳng định vai trò quan trọng của QLNN trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy khai thác các giá trị của DSVH phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Đồng thời khẳng định vấn đề này có mối quan hệ hữu cơ và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành.

Thời gian qua, nhất là từ khi Luật DSVH có hiệu lực, việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói

riêng được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư. Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, công tác QLNN về DTLS-VH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã thu được những kết quả nhất định, trở thành nền tảng để các giá trị di sản tiếp tục phát huy.

QLNN về DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng do Nhà nước đóng vai trò chủ đạo có ý nghĩa rất quan trọng. Việc phân cấp trong quản lý đã thể hiện sự thống nhất, đồng bộ và sự chuyên biệt của công tác này.

Trên cơ sở vận dụng lý luận vào phân tích thực trạng hoạt động QLNN về DTLS-VH ở Quảng Bình những năm gần đây và xác định được nguyên nhân, hạn chế của công tác này. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách trong QLNN về DTLS-VH, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác QLNN về DTLS-VH tại địa phương. Đó là các giải pháp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về DTLS-VH; kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản lý; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phân cấp quản lý cho từng địa phương; đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động trùng tu, tôn tạo các DTLS- VH; tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra trong hoạt động QLNN về DTLS-VH.

Nhìn chung, nội dung nghiên cứu của luận văn đã thực hiện theo nội dung quy định của Luật DSVH về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Việt Nam, góp phần thực hiện hóa tinh thần mà Nghị quyết 33 của BCH TW Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đồng thời, khẳng định quan điểm: Hoạt động QLNN về DTLS-VH ở Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay chính là sự thể hiện cụ thể quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước”, bước đầu thực hiện

được nhiệm vụ “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” và “Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy DSVH với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các DTLS-VH tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy DSVH với phát triển du lịch”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII , Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc;

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình (1998), Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ cứu nước, Xí nghiệp in Quảng Bình;

3. Bộ Văn hóa - Thông tin (1999), Chỉ thị số 60/CT-BVHTT, ngày 06-5 về tăng cường quản lý bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, Hà Nội;

4. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Quyết định 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06-2 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, Hà Nội;

5. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2001), Quyết định 1760/2001/QĐ- BVHTT, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL, Về việc tăng cường các biện pháp quan lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL, Về việc tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích;

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư 09/2011/TT- BVHTTDL, Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;

9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư số 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

10. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng;

11. Chỉ thị số 79/CT-BVHTTDL ngày 22/5/2009 của Bộ Trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”;

12. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg, ngày 18-2 của Thủ tướng Chính phủ nước về bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, Hà Nội; 13. Chính phủ (2002), Nghị định 92/2002/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số

điều của Luật Di sản văn hóa;

14. Chính phủ (2012), Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

15. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

16. Chính phủ (2010), Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH;

17. Cục di sản văn hóa (2010), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa; 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

22. Đinh Hài (2010), “Công tác bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị các DSVH ở tỉnh Quảng Nam”, Báo cáo tại Hội nghị Hợp tác phi tập trung Việt - Pháp lần thứ 8 năm 2010, Hạ Long;

23. Đỗ Thị Ngọc Uyển (2013), Một số quan điểm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, Quảng Nam;

24. Lê Hùng Phi (2009), Quản lý di tích , danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ;

25. Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945 về ấn định nhiệm vụ Phương Đông Bác cổ học viện;

26. Hoàng Tất Thắng (2004), Biên soạn địa danh văn hóa- lịch sử Quảng Bình phục vụ du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 110 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)