Các hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại Quảng Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 64 - 79)

tại Quảng Bình

2.3.3.1. Thực trạng xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

Xác định việc bảo tồn DSVH trong quá trình phát triển là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp liên ngành, sự vận dụng các nguyên tắc khoa học để lựa chọn phương án xử lý thích hợp đối với từng di tích cụ thể. Quảng Bình, vốn là địa phương luôn chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, việc quy hoạch như thế nào để những di tích luôn được bảo vệ, chịu được những tác động khó lường của biến đổi khí hậu, môi trường, cảnh quan di tích không bị vi phạm bởi các công trình đô thị khác... là một thách thức không nhỏ đối với quy hoạch kinh tế - xã hội - văn hóa- du lịch của toàn tỉnh.

Thời gian qua, Quảng Bình đã triển và thực hiện về việc quy hoạch bảo tồn và phát huy DTLS-VH theo Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT, ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là BVHTTDL) phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH và danh lam thắng cảnh đến năm 2020. Trên cơ sở đó đã tiến hành đưa các di tích vào quy hoạch tổng thể, từng bước tiến hành việc trùng tu, tu bổ các DTLS-VH trọng điểm có giá trị văn hoá, lịch sử đang xuống cấp.

Việc trùng tu, tôn tạo được thực hiện bằng các kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đã xây dựng. Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành, hàng chục di tích đã được xếp hạng, đầu tư tu bổ (giai

đoạn 2010-2015). Trên thực tế, những di tích này không chỉ được Nhà nước,

dòng họ, gia tộc của chính danh nhân đó chăm sóc. Hầu hết các di tích cho dù đã được xếp hạng hay chưa thì đều được bảo vệ cẩn thận trên cơ sở quản lý của các cơ quan chức năng và hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích được tốt nhất, hiệu quả nhất.

Trong quá trình tu bổ, phục hồi di tích, Quảng Bình đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là Luật DSVH nhằm đảm bảo yếu tố gốc, hạn chế tối đa mọi sự thay thế. Giải pháp ưu tiên là bảo quản, gia cố và tu bổ di tích bảo đảm tính bền vững và thẩm mỹ, vừa giữ được tình cảm của cộng đồng và linh hồn của di tích. Các DTLS-VH có đặc thù riêng, thực trạng và giá trị khác nhau nên việc bảo tồn, tôn tạo, đầu tư và thực hiện cũng khác nhau.

Đối với những di tích đã được xếp hạng khi chưa được tu bổ, phục hồi, tôn tạo thì tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng quy hoạch chi tiết và có đề án đầu tư cụ thể, có kế hoạch bảo vệ, tránh tình trạng xâm lấn, vi phạm di tích. Còn những di tích chưa được xếp hạng thì gắn bia, biển ghi dấu và tiến hành khảo sát, lập hồ sơ di tích để trình Bộ VHTTDL hoặc UBND tỉnh xếp hạng (Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, di tích Song Trung miếu bia ở Phù Hóa). Bên cạnh đó, Quảng Bình đang đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa, kêu gọi đầu tư và đầu tư để phát huy giá trị DTLS-VH gắn với phát triển kinh tế du lịch.

Theo “Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”, tổng số vốn đầu tư dành cho các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích là 123,5 triệu USD, trong đó có các dự án liên quan đến di tích lưu niệm danh nhân như dự án “bảo tồn, tôn tạo nâng cấp mộ Nguyễn Hữu Cảnh (có kinh phí 10 triệu USD giai đoạn 2011-2020), dự án “bảo tồn, tôn tạo nâng cấp khu tưởng niệm Hoàng Hối Khanh (có kinh phí 10 triệu USD giai đoạn 2011-2020), xây dựng khu lưu niệm Đại tướng

Võ Nguyên Giáp (có kinh phí 20 triệu USD); các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật (102,5 triệu USD) như: dự án đường du lịch vào khu nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh (0,50 triệu USD), công trình bến thuyền và khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh (1 triệu USD)... Điều này cũng đã thể hiện sự nỗ lực to lớn của toàn xã hội trong việc chăm lo và bảo tồn DTLS-VH và nhà lưu niệm danh nhân nhằm tôn vinh và phát huy giá trị di sản.

Về hoạt động quản lý: Sở Văn hóa và Thể thao chủ động tham mưu cho UBND tỉnh có kế hoạch kiểm kê hàng năm các công trình DTLS-VH trên cơ sở thống kê và tổng hợp từ Phòng Văn hóa- Thông tin cấp huyện. Xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch và kế hoạch để bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS-VH trong giai đoạn tới.

Căn cứ các văn bản Luật, nghị định, thông tư các cơ quan chuyên chức năng đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn cho các địa phương thực hiện. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại các DTLS-VH; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tham mưu tổ chức thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ và phát huy giá trị các DTLS-VH của tỉnh đối với việc bảo tồn, định hướng phát triển giá trị các DTLS-VH đã xếp hạng; ưu tiên tu bổ, tôn tạo, phục hồi chống xuống cấp đối với DTLS-VH có nguy cơ bị hủy hoại; UBND tỉnh cũng đã chú trọng công tác xếp hạng di tích như thành Cao Lao ở xã Hạ Trạch (Bố Trạch), đình Lệ Sơn ở xã Văn Hóa (Tuyên Hóa), di tích vụ thảm sát B52 ở Quảng Sơn (Quảng Trạch) và các di tích như đình, chùa, miếu, tự... ở các làng quê. Hiện tại, Quảng Bình đang triển khai trùng tu, tôn tạo một số các di tích như lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, khu di tích lịch sử đồi Giao tế, đình làng Quảng Hòa, di tích núi Thần Đinh, hang Lèn Hà và một số di tích khác. Trong đó đặc biệt quan tâm đến DTLS, khảo cổ học; khảo sát các công trình, địa điểm trong danh mục kiểm kê dự kiến xếp hạng DTLS-VH.

Để thực hiện việc quy hoạch khoanh vùng bảo vệ các di tích được thuận lợi, hạn chế những khó khăn, vướng mắc về tâm lý và đời sống của người dân ở quanh khu vực di tích, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao thành lập Hội đồng cắm mốc di tích, gồm các thành viên từ các cơ quan quản lý liên quan của tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các huyện triển khai hiệu quả hoạt động này. Vì thế, công tác này đã và đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả tạo cơ sở cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách và kế hoạch triển khai thực hiện để kịp thời chỉ đạo, giải quyết những vướng mắc của địa phương. Trên cơ sở đó ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước nhằm mục tiêu phát triển bền vững giá trị các di tích gắn phát triển kinh tế, xã hội.

Việc tổ chức các hoạt động văn hoá, lễ hội tại các DTLS-VH luôn thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội và Quy chế tổ chức lễ hội của BVHTTDL.

2.3.3.2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về di tích lịch sử - văn hóa

Xác định việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH chính là bảo tồn và phát huy nội lực và là nguồn lực hết sức quan trọng trong xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Những năm qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Trung ương và của tỉnh; ban hành các văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý các DTLS-VH trên địa bàn; Chỉ đạo UBND cấp xã đưa nội dung bảo vệ các DTLS-VH trên địa bàn vào hương

ước, quy ước và tiêu chí bình xét gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa để nhân dân biết và có trách nhiệm thực hiện.

Quảng Bình thực hiện công tác QLNN về DTLS-VH trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, theo định hướng khoa học, chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Bám sát hệ thống văn bản của Trung ương về quản lý xây dựng, quản lý DSVH, đặc biệt là Luật DSVH, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý về công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, trong đó có cả lĩnh vực trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử- văn hóa.

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về Di sản, cùng với việc đánh giá, khảo sát thực trạng DTLS-VH, Sở VHTT đã tích cực tham mưu đề xuất cho tỉnh ủy, UBND ban hành các văn bản pháp lý về cơ chế, chính sách như Chương trình hành động số 28-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Quyết định số 54/2005/QĐ-UBND ngày 14/10/2005 phê duyệt đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích danh thắng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý các di tích tỉnh Quảng Bình... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện để công tác quản lý di tích ngày càng chặt chẻ, hiệu quả; công tác bảo tồn đảm bảo đúng định hướng góp phần khuyến khích, huy động các tầng lớp nhân dân , các nguồn lực xã hội tham gia quản lý, phát huy giá trị di tích trong những năm qua.

Bên cạnh đó, Sở VHTT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai có hiệu quả các nghị định, quyết định, thông tư của các Bộ về những hoạt động liên quan đến

công tác quản lý DTLS-VH. Vì vậy, hệ thống văn bản này đã cụ thể hóa thêm một bước để giải quyết các vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLS-VH ở từng lĩnh vực cụ thể, góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng

Quảng Bình thực hiện khá tốt việc đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung, DTLS-VH nói riêng. Hằng năm, Sở VHTT đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho hệ thống cán bộ văn hóa cấp xã để phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH như Luật DSVH, nghị định số 92/2002/NĐ-CP và nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH.

Công tác nghiên cứu khoa học, lập hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích được chú trọng. Vì vậy, đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định công nhận các di tích nói chung, DTLS- VH cấp tỉnh nói riêng; Trình Bộ VHTTDL công nhận xếp hạng khi đủ các tiêu chuẩn được xếp hạng di tích quốc gia theo quy định.

Để có kế hoạch cụ thể cho việc trùng tu, tôn tạo di tích Sở VHTT đã tham mưu cho UBND ban hành quyết định về Danh mục kiểm kê DTLS-VH trên địa bàn tỉnh, quyết định về Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Đồng thời, Sở VHTT đã đẩy mạnh việc khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ và trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và ngân sách tỉnh, thời gian qua, đa có 95 di tích được trùng tu, tôn tạo với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng, góp phần chống xuống cấp, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các DTLS-VH trên địa bàn.

2.3.3.3. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử - văn hóa

Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phân cấp quản lý di tích nhằm mục đích phân cấp cho UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích nói chung, DTLS-VH trên địa bàn quản lý. Từ đó để xây dựng kế hoạch sử dụng DTLS-VH gắn với phát triển du lịch; thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; xây dựng kế hoạch và đề xuất thực hiện các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, tu sửa cấp thiết DTLS-VH theo thẩm quyền phân cấp đầu tư của cấp huyện; đề xuất thực hiện các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bằng nguồn ngân sách của huyện và nguồn vốn xã hội hóa.

Về kiểm kê di tích: Sở VHTT đã đẩy mạnh tổng kiểm kê toàn bộ DTLS-VH để có số liệu đầy đủ về di tích nhằm triển khai công tác lập quy hoạch hệ thống DTLS-VH. Từ đó, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định Danh mục kiểm kê DTLS-VH đối với hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh làm cơ sở pháp lý bảo vệ cho các công trình, địa điểm đáp ứng các tiêu chí về xếp hạng di tích, trước khi có quyết định xếp hạng DTLS-VH. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo SVHTT, các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND cấp xã tiến hành rà soát để kiểm kê, lập hồ sơ để báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động quản lý, bảo quản, tu bổ DTLS-VH một cách kịp thời và hiệu quả theo Chỉ thị số 73/CT- BVHTTDL về “Tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích”.

chức cắm mốc khoanh vùng bảo vệ hàng chục di tích, trình Bộ VHTTDL hồ sơ đề nghị xếp hạng các di tích cấp quốc gia. Đồng thời, đã huy động nhiều nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, sự đóng góp của các tổ chức và nhân dân để thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tíchtrên địa bàn và đã thu được các kết quả đáng khích lệ. Nhiều làng, xã nhân dân đã tự lập ra ban vận động để đóng góp tiền, công sức vào việc tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích như làng Thượng Phong, xây dựng miếu thờ Hoàng Hối Khanh (DTLS quốc gia) chủ yếu bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ hàng chục tỉ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích (Ngân hàng ĐT-PT VN đã ủng hộ 01 tỉ để trùng tu, tôn tạo đền thờ 08 thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)