Đẩy mạnh vai trò quản lý nhà nước trong quản lý di tích lịch sử-văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 98 - 100)

hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Để văn hóa thấm sâu vào đời sống của xã hội, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước, khắc phục những hạn chế đang tồn tại, thời gian tới, công tác QLNN về văn hóa nói chung, DTLS-VH nói riêng cần có những giải pháp quyết liệt, mang tính đổi mới căn bản và toàn diện. Trên cơ sở thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết 33-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” được cụ thể hóa bằng các Chương trình hành động của Tỉnh ủy, quy hoạch, kế hoạch, quyết định của UBND tỉnh và phương hướng hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao, tác giả đề tài mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1. Đẩy mạnh vai trò quản lý nhà nước trong quản lý di tích lịch sử - văn hóa hóa

Tăng cường công tác QLNN về DSVH, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Tiếp tục kiện toàn, củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan QLNN về di tích, Ban Quản lý di tích từ tỉnh đến cơ sở; Xây dựng các mô hình quản lý DSVH thực sự hiệu quả, gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với việc xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương thành lập Ban quản lý di tích cơ sở, đảm bảo đến năm 2020 các xã đều có Ban quản lý di tích do đại diện lãnh đạo UBND cấp xã làm Trưởng ban, các lĩnh vực khác và đại diện các tổ chức của dân làm ủy viên.

Thực hiện tốt quy hoạch của Ngành Văn hóa và xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS-VH, từ đó đưa ra lộ trình, kế hoạch cụ thể hàng năm để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị DTLS-VH. Trong đó ưu tiên các DTLS-VH có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng và những di tích có giá trị với tiềm năng thu hút khách du lịch lớn.

Nâng cao chất lượng số lượng xây dựng hồ sơ khoa học về DSVH để đề nghị cấp có thẩm quền công nhận, xếp hạng. Rà soát các danh mục dự án về bảo tồn, phát huy giá trị các DTLS-VH để có sự chỉ đạo triển khai thực sự có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh và thực hiện tốt các nội dung việc phân cấp quản lý di tích. Đồng thời có quy định cụ thể về chế độ bảo hành cho các công trình phục hồi, tu sửa di tích để xác định trách nhiệm của các cá nhân, các cơ quan nhà nước và tư nhân làm các công việc này tại Quy chế tu bổ di tích. Việc thực hiện các Dự án cần đảm bảo các quy định của nhà nước; Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin vào việc bảo vệ DSVH.

UBND cấp huyện cần thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng đất đai di tích có hiệu quả và đúng mục đích, đảm bảo các di tích nói chung, DTLS-VH nói riêng đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là đối với các di tích đã được xếp hạng. Chú trọng công tác kiểm tra các hoạt động QLNN về DTLS- VH như bảo quản, tu bổ và phục hồi, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và thuần phong, mỹ tục một cách kịp thời theo quy định hiện hành.

UBND cấp xã và Ban Quản lý di tích cơ sở cần chú trọng các biện pháp bảo vệ di tích, nâng cao trách nhiệm người dân, giám sát việc tổ chức lễ hội theo đúng các quy định của nhà nước, tránh tình trạng vi phạm trong quản lý.

Tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc nội dung Luật DSVH đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển DSVH. Trong đó, chú trọng các quy định

ý thức bảo tồn di tích, xây dựng quy chế bảo vệ, phối hợp và tổ chức các hoạt động, phân rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm trông coi, bảo vệ.

Cấp ủy, chính quyền các cấp, trong quá trình xây dựng ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển phải coi việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Gắn nhiệm vụ này với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch của tỉnh.

Tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá toàn diện giá trị, ý nghĩa của các di tích; tổng kiểm kê phổ thông với tất cả các DSVH trên địa bàn; lập hồ sơ khoa học cho toàn bộ các di tích đã kiểm kê để đưa vào lưu trữ bằng các phương tiện hiện đại. Tiếp tục lập quy hoạch, dự án tôn tạo, bảo tồn những DTLS-VH đặc biệt quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về DI TÍCH LỊCH sử văn hóa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)