Nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

công nghiệp

1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp

Hệ thống quan điểm, đường lối chiến lược phát triển của mỗi quốc gia là điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại của đất nước. Chiến lược được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển của đất nước, khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại.

Chiến lược phát triển NNL giữ một vị trí quan trọng là khâu đột phá trong quá trình CNH-HĐH đất nước, đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chính quyền cấp tỉnh là chủ thể hoạch định chiến lược NNL, thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa phát triển NNL trong phạm vi của tỉnh. Chiến lược NNL được xây dựng trên cơ sở dự báo nhu cầu NNL cần phải có để thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nói chung, sự phát triển của các KCN nói riêng. Đây là cơ sở định hướng để UBND tỉnh thực hiện kế hoạch hóa sự phát triển của các ngành: Giáo dục, đào tạo, y tế, dân số … nhằm chuẩn bị NNL phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn CNH - HĐH.

Bằng chức năng hoạch định chiến lược và thực hiện kế hoạch hóa NNL mà chính quyền cấp tỉnh thực hiện vai trò của người tổ chức trong chuẩn bị cung cấp NNL cho mỗi giai đoan của quá trình phát triển của tỉnh. Chiến lược phát triển NNL phải xác định được những chỉ tiêu chính phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển các KCN trên địa bàn toàn tỉnh, gắn với chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm. Chiến lược NNL đúng đắn phải phát huy tối đa nguồn lực con người, đồng thời phản ánh NNL là động lực, đối tượng và là mục tiêu cuối cùng của CNH-HĐH, là cơ sở của chiến lược giáo dục đào tạo nhằm chuẩn bị NNL đáp ứng cho từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội nói chung, các KCN nói riêng.

Để có thể xây dựng được chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng tỉnh đòi hỏi các ban, ngành có liên quan phải nghiên cứu, điều tra, tổng hợp, công bố và quản lý các cơ sở dữ liệu về cung cầu NNL. Để thực hiện nội dung này các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thống kê các thông tin, số liệu hành chính; điều tra, nghiên cứu về cơ sở dữ liệu; quản lý và công bố để các chủ thể trong xã hội đều có thể tiếp cận và sử dụng nguồn số liệu này để phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Việc điều tra, quản lý dữ liệu về cung - cầu lao động đòi hỏi sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành nên không có một cơ quan, doanh nghiệp nào có thể làm được, đòi hỏi phải có vai trò của cơ quan nhà nước. Từ việc điều tra nhu cầu lao động, sự biến động cung cầu, nhu cầu phân bổ NNL là cơ sở để UBND tỉnh xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL cho các KCN trên địa bàn tỉnh.

1.2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp

Trên cơ sở các định hướng chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực trong các KCN, Nhà nước thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh, định hướng sự phát triển nguồn nhân lực trong các KCN như: thiết lập các mối quan hệ lao động, đào tạo, bồi dưỡng NNL, quy định mức lương cơ bản, chế độ đối với NNL trong các KCN để phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước.

Những chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với NNL sẽ giúp quá trình sử dụng thu được hiệu quả cao. NNL cần được phân bổ và sử dụng một cách hợp lý, trong thực tế NNL được phân bổ một cách tự giác hoặc tự phát, sự phân bổ tự phát có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân NNL nhưng không thật sự phù hợp với nhu cầu của xã hội và sự phát triển của đất nước, vì vậy nhà nước cần ban hành các văn bản quản lý NNL để điều tiết sự phân bổ và phát triển của lực lượng này, phục vụ sự phát triển của đất nước.

Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tuyên truyền để người sử dụng lao động và lao động hiểu đầy đủ về các văn bản pháp luật này, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động ở doanh nghiệp trong KCN.

Thực tiễn ở Việt Nam, trong những năm qua, Bộ Lao động và Thương binh xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây dựng và ban hành được một hệ thống văn bản chỉ đạo tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương và các KCN thực hiện tốt chế độ chính sách đối với NNL trong các KCN. Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng tỉnh, các KCN đã tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những quy định riêng hỗ trợ cho NNL trong các KCN.

1.2.3.3. Ban hành và tổ chức thực thi các chính sách có liên quan đến sử dụng, phát triển NNL trong các KCN.

Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về lao động và sử dụng lao động nói chung, trong KCN nói riêng cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở những định hướng phát triển KT-XH, sử dụng và phát triển NNL cần cụ thể hóa thành các chính sách để phát triển NNL phục vụ cho quá trình CNH-HĐH của tỉnh. Để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong các KCN, đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp, UBND tỉnh cần ban hành các chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các giai đoạn hình thành, phát triển của mỗi cá nhân và NNL, điều này được thể hiện rõ ở các chính sách: giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội, thu hút, đãi ngộ và các chính sách kinh tế - xã hội khác của

Nhà nước tác động đến sự hình thành, phát triển NNL.Thông qua việc ban hành, thực hiện hệ thống các chính sách mà Nhà nước tác động vào quá trình chuẩn bị, sử dụng, phát triển NNL hướng vào mục tiêu định hướng XHCN.

- Chính sách phát triển giáo dục - đào tạo. Đây là chính sách có ý nghĩa quan trọng nhất trong phát triển NNL, chính sách giáo dục và đào tạo nhằm huy động mọi

nguồn lực của xã hội để phát triển trí tuệ, nhân cách của con người, nâng cao trình độ dân trí của người lao động. Đào tạo NNL để chuẩn bị và cung cấp đủ NNL cho các thành phần kinh tế, nhất là các KCN trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH đồng thời, phát hiện và bồi dưỡng chăm sóc nhân tài trên phạm vi toàn tỉnh. - Chính sách thu hút và sử dụng NNL

Song song với quá trình đào tạo NNL, cơ quan nhà nước phải ban hành chính sách thu hút lực lượng lao động vào làm việc trong các KCN, đồng thời với chính sách thu hút UBND tỉnh ban hành các chính sách quy định rõ trách nhiệm sử dụng NNL nhất đối với NNL được đào tạo, thu hút bằng nguồn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó cần quy định rõ trách nhiệm đối với các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh được lợi từ việc phát triển, thu hút NNL của tỉnh gắn với sử dụng hiệu quả NNL đó.

- Chính sách tạo động lực đối với NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao. Đây là hệ thống các chính sách tác động trực tiếp đến con người, là cơ sở nâng cao chất lượng NNL và tăng năng suất lao động. Các chính sách này được ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, hướng dẫn xây dựng mối quan hệ lao động ổn định, hài hòa trong các doanh nghiệp, điều chỉnh mối quan hệ lợi ích giữa các bên để cùng nhau hợp tác phát triển.

Các cơ quan chức năng thực hiện QLNN về tiền lương nghiên cứu trình HĐND - UBND tỉnh ban hành các quy định cụ thể như: xây dựng các quy phạm lao động liên quan đến điều kiện lao động, quy trình thanh tra lao động, an toàn lao động … Các cơ quan này trong những trường hợp nhất định có thể thực hiện sự can thiệp thông qua các biện pháp khác nhau, để ảnh hưởng đến tiền lương và thu nhập của người lao động.

1.2.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp

Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các KCN. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực trong các KCN. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các KCN, cần tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về công tác này đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực được tổ chức thực hiện bằng một bộ máy hợp lý, hiệu quả sẽ là tiền đề quan trọng để đưa các chính sách, pháp luật về phát triển nguồn nhân lực trong các KCN đi vào cuộc sống, tạo ra sự thay đổi về diện mạo của nguồn nhân lực trong các KCN cả về số lượng và chất lượng.

Theo quy định của Bộ Luật Lao động Việt Nam năm 2012 thì thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.

- UBND các cấp thực hiện QLNN về lao động trong phạm vi địa phương của mình. - Tổng Liên Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát việc quản lý nhà nước về lao động theo quy định của pháp luật

Trong phạm vi của cơ quan quản lý cấp tỉnh thì trách nhiệm QLNN về NNL nói chung, NNL trong các KCN nói riêng được giao cho Ban quản lý các KCN tỉnh. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý NNL xã hội trên địa bàn, tham mưu, đề xuất hướng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lực lượng lao động cung cấp NNL cho các KCN trên địa bàn.

1.2.3.5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách pháp luật quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách sử dụng, phát triển nguồn nhân lực trong các KCN có vai trò quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu của chính sách, bảo đảm các biện pháp chính sách, các định hướng chiến lược được triển khai hiệu quả. Kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: Kiểm tra việc thực hiện quy định về lao động, tiền lương về việc sử dụng lao động; kiểm tra việc sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp; kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động, thỏa ước lao động, nội quy an toàn lao động, an toàn vệ sinh, phòng chống cháy nổ, hệ thống thang, bảng lương, định mức lao động theo quy định của Luật lao động…

Bên cạnh đó, thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng là quá trình để phát hiện, nhận diện những mô hình, những cách làm hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các KCN để nhân rộng, phát hiện ra những sai sót để điều chỉnh kịp thời. Quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát cũng là quá trình để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý nguồn nhân lực, đánh giá về tính khả thi của chính sách và có thêm cơ sở để đổi mới chính sách, pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)