- Về cơ cấu NNL theo ngành nghề.
2.4.3. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế
Những hạn chế về công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Một là, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan QLNN về lao động trong các KCN. Hiện nay do có nhiều cơ quan cùng thực hiện chức năng QLNN về lao động tại các KCN của tỉnh, nhưng sự phối hợp giữa những cơ quan, tổ chức này còn ít và chưa thường xuyên, chưa có quy chế phối hợp hoạt động giữa những cơ quan, tổ chức này trong QLNN về lao động trong các KCN. Trong đó, vai trò của Sở
Lao động TB-XH và Ban quản lý các KCN trong phát triển NNLCLC còn rất hạn chế trên, mà các cơ quan này chỉ đơn thuần thực hiện chức năng quản lý lao động, công tác tham mưu, đề xuất hoạch định chính sách phát triển NNLCLC rất ít nên UBND tỉnh chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút LĐCLC về làm việc trong các KCN.
+ Hai là, bộ máy quản lý phát triển nhân lực chưa đồng bộ từ Tỉnh đến huyện, cán bộ phần lớn chưa qua đào tạo về quản trị nhân lực nên khi cấp tỉnh triểnkhai các chương trình, chính sách phát triển NNL, thì các địa phương không có lực lượng tham gia, do bộ máy cấp huyện không rõ ràng nên hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhân lực không cao. Nhân sự cho bộ máy quản lý nhân lực của Tỉnh lại không phải là những chuyên gia giỏi về nghiên cứu nhân tài, nhân lực mà thường là cán bộ công chức của Sở Lao động TB-XH và Ban Quản lý các KCN của tỉnh thực hiện nên công tác tư vấn, tham mưu, đề xuất; thu thập, phân tích các số liệu về nguồn nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp trong tỉnh còn nhiều hạn chế.
+ Ba là, thị trường lao động chưa phát triển, hệ thống thông tin lao động còn hạn chế. Công tác điều tra, khảo sát về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương trong tỉnh chưa thực hiện thường xuyên nên chất lượng thông tin về lao động tại các Trung tâm của Sở Lao động TB-XH không phong phú,
chưa tạo được sự kết nối giữa người lao động - cơ sở đào tạo - nhà tuyển dụng. + Bốn là, công tác quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ của Tỉnh chưa đồng bộ, chức năng còn chồng chéo, như trường Trung cấp nghề thuộc Sở
GD-ĐT quản lý; Trung tâm đào tạo nghề Việt - Hàn thuộc Sở Lao động TB-XH quản lý; trường Cao đẳng nghề Việt - Đức và Cao đẳng kinh tế-kỹ thuật do UBND tỉnh quản lý, do vậy tạo sự bất hợp lý trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng đào tạo và thiếu tính liên kết trong việc tìm đầu ra của các trường.
- Nguyên nhân khách quan:
Một là, đất nước đang thực hiện cải cách nền hành chính giai đoạn 2010 – 2020, do vậy một số cán bộ chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng QLNN đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp.
Hai là, bộ máy thực hiện việc quản lý nhà nước còn hạn chế, bất cập, còn chồng chéo. Ngoài ra chưa xác định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong việc QLNN đối với nguồn nhân lực.
Ba là, chúng ta chưa xây dựng được thể chế việc QLNN đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cũng như trên phạm vi cả nước. Kinh phí để hiện thực hóa chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay.
Bốn là, hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực và chuyên giao công nghệ hiện đại theo định hướng phát triển công nghệ cao của Tỉnh còn nhiều bất cập. Chức năng của Sở Ngoại vụ trong việc cầu nối phát triển, hợp tác với các quốc gia
có DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Trung tâm dạy nghề Việt - Hàn và Trường Cao Đẳng nghề Việt - Đức chưa thu hút dược các giảng viên của các nước trong hợp tác liên kết.
Năm là,việc xây dựng chiến lượng, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL còn chậm và lúng túng của cơ quan chức năng tỉnh. Trong một thời gian dài, Tỉnh chậm xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mục tiêu của tỉnh. Từ năm 2001, khi bắt đầu thực hiện phát triển KCN đầu tiên của Tỉnh, mặc dù các chính sách về giáo dục, lao động, việc làm đều được ban hành và thực hiện khá hiệu quả, tuy nhiên do thiếu một tầm nhìn dài hạn nên chưa hoạch định định được chiến lượt phát triển NNL, nhất là NNLCLC nên hiện nay khi thực hiện chuyển công nghiệp nhiều lao động, hàm lượng chất sám thấp sang phát triển công nghiệp với hàm lượng chất xám cao thì tỉnh không có NNL chất lượng đáp ứng nhu cầu đó; chưa xác định rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nên hiện nay trong tỉnh chỉ có một bộ phận nhỏ có chức năng tham gia phát triển nhân lực.
Tỉnh chưa thực sự quan tâm đến cải thiện, nâng cao chất lượng con người, nhất là đội ngũ công nhân trong các KCN, nên phần lớn các KCN hiện nay không có các khu nhà cho công nhân, không có các điểm vui chơi, sinh hoạt văn hóa, không có các cơ sở khám chữa bệnh… nên đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động còn thấp. + Sáu là, việc tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách về phát triển NNL, NNLCLC chưa tiến hành thường xuyên. Trong mỗi giai đoạn phát triển đều có định hướng, kế hoạch phát triển thông qua các Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tuy nhiên việc tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Vĩnh Phúc qua mỗi giai đoạn (5 năm, 10 năm) chưa được quan tâm đúng mức, việc đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt là yêu cầu bắt buộc trong quá trình phát triển và thực thi chính sách.
Tiểu kết chƣơng 2
Ở chương 2, để làm rõ các nội dung quản lý nhà nước đối với NNL trong các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đã phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số và lao động có ảnh hưởng tới NNL trên địa bàn tỉnh. Luận văn đi sâu phân tích tình hình phát triển các KCN tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian gần đây, để từ đó đi vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với NNL trong các KCN theo 5 nội dung đã được đưa ra ở chương 1. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn rút ra những đánh giá cơ bản về kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém cũng như nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này để làm cơ sở đề xuất giải pháp trong chương 3.
Chƣơng 3