Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách pháp luật quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 74)

- Về cơ cấu NNL theo ngành nghề.

2.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách pháp luật quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Nhà nước quản lý phát triển NNL bằng công cụ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh sự phát triển của NNL, do vậy để phát huy vai trò của mình trong sử dụng quyền lực công để hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, cụ thể hóa bằng kế hoạch phát triển NNL, có hiệu quả thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách ưu đãi, sử dụng,... các cơ quan QLNN phải thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đó, mục tiêu cuối cùng là phát triển, gia tăng NNLCLC phục vụ cho các KCN và cho các thành phần kinh tế khác của tỉnh.

Một số hoạt động kiểm tra, giám sát: Cơ quan chuyên môn của Sở Lao động TB&XH phối hợp với các ngành liên quan: tài chính, kế hoạch đầu tư, Ban quản lý KCN tiến hành giám sát, kiểm tra và hướng dẫn, đôn đốc các DN trên địa bàn tỉnh thực hiện tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 107/2010/NĐ-CP; Nghị định số 108/2010/NĐ-CP và Nghị định số 70/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 31 của tỉnh hàng năm đều ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến pháp luật trong các DN, trong 3 năm, từ 2012-2015, BCĐ đã tiến hành biên soạn, in phát hành 5.000 cuốn sách “Một số nội dung cơ bản về quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động” và 65.000 tờ rơi tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm thất nghiệp, hợp đồng lao động làm tài liệu tra cứu và tuyên truyền, phổ biến cho các cấp, các ngành, các DN và người lao động trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra ở 32 doanh nghiệp FDI và 85 doanh nghiệp DDI trên địa bàn tỉnh, phát hiện, xử lý 14 DN (4 DN FDI, 10 DN DDI) chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động cho người lao động của ngành và tổ chức triển khai thực hiện.

Sở Lao động TB&XH tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động về tiền lương, tuyển dụng và quản lý người nước ngoài tại các DN FDI. Trong 3 năm 2010-2012, đã kiểm tra được 15 doanh nghiệp FDI. Phối hợp với BHXH và Liên đoàn Lao động tỉnh ký chương trình phối hợp liên ngành trong thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT. Ban hành văn bản đôn đốc 47 DN nợ BHXH, BHTN, BHYT từ 03 tháng trở lên (theo báo cáo của BHXH tỉnh) thực hiện việc truy thu BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

Riêng trong năm 2014, các ngành chuyên môn của tỉnh đã thẩm định hồ sơ, duyệt cấp 2.824 sổ lao động của 09 DN. Tiếp nhận 224 hồ sơ đề nghị cấp mới, gia hạn, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài, đã cấp mới 186 giấy phép lao động, ra hạn 33 giấy phép, cấp lại 02 giấy phép. Tiếp nhận 157 hồ sơ đăng ký thang, bảng lương của DN, đã hướng dẫn 48 DN xây dựng chưa đúng quy định. Tiếp nhận 25 Thoả ước lao động tập thể của DN; 34 hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trong đó 34 DN đăng ký mới, 03 DN đăng ký lại..

Năm 2015, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Vĩnh Phúc đã chủ trì tiến hành 02 cuộc kiểm tra về lĩnh vực lao động, môi trường, đầu tư, xây dựng. Trong đó: Về chấp hành quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động 32 doanh nghiệp;

môi trường 16 doanh nghiệp; đầu tư 16 doanh nghiệp; xây dựng 16 doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra đã phát hiện những hành vi vi phạm hành chính thường gặp đó là:

Về lĩnh vực lao động: Không gửi thỏa ước lao động tập thể, không xây dựng, không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng, không xây dựng và đăng ký nội quy lao động đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Về lĩnh vực đầu tư: Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư theo quy định; không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư…

Căn cứ Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng… ; các trường hợp vi phạm đã được xem xét, nhắc nhở và xử lý theo quy định của pháp luật.

Thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát tại các DN về việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động và thực hiện các chính sách của tỉnh đối với người lao động đã kịp thời chấn chỉnh các DN chưa tuân thủ đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động. Cũng thông qua kiểm tra, giám sát có thể nhận thấy, phần lớn các DN, nhất là doanh nghiệp FDI tuân thủ rất chặt chẽ thực hiện các chế độ khuyến khích, ưu đãi đối với những lao động có trình độ cao để giữ chân LLLĐ này. Tuy nhiên, việc kiểm tra chưa thực sự đồng bộ đã dẫn đến một số dư luận không tốt từ phía các DN. Có DN trong thời gian ngắn phải đón và làm việc với nhiều đoàn kiểm tra nhưng nội dung lại có nhiều trùng lặp như: đoàn kiểm tra của Sở Lao động TB-XH và đoàn của BHXH cùng kiểm tra về việc thực hiện chế độ bào hiểm đối với lao động của công ty. Rồi các đoàn kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường cũng có nội dung kiểm tra chồng chéo nhau... Thậm chí, có đoàn kiểm tra thiếu thiện chí, “vạch lá tìm sâu” rồi hoạnh họe gây bức xúc cho DN.

Những tồn tại trên đây cũng diễn ra phổ biến ở một số KCN trong tỉnh. Nguyên nhân chính của sự thiếu đồng bộ đó là do thiếu một cơ quan điều phối chung hoạt động thanh, kiểm tra các vẫn đề liên quan đến chiến lược phát triển NNL nên mạnh cơ quan nào thì cơ quan đó tiến hành thanh, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)