- Ban hành chính sách về thu hút, nâng cao chất lượng NNL trong các KCN
3.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Hoạt động thanh tra, kiểm tra vừa là công cụ vừa là phương thức tác động hướng đến đích của chủ thể quản lý nhằm xem xét một cách toàn diện các hoạt động quản lý. Thanh tra, kiểm tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan ban hành phải đề ra quy trình thực hiện cụ thể, rõ ràng. Trong quy trình đó không thể thiếu được hoạt
động thanh tra, kiểm tra để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định này.
Để tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nuớc đối với NNL trong khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Thiết nghĩ nên thành lập phòng Thanh tra thuộc Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Chức năng thanh tra, kiểm tra của Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đối với việc sử dụng, phát triển NNL trong KCN là cần thiết nhưng việc thực hiện chức năng này của Ban quản lý đối với các doanh nghiệp trong khu còn gặp nhiều khó khăn do thiếu bộ máy thanh tra, kiểm tra chuyên trách. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về hoạt động sử dụng NNL của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Thông qua chức năng thanh tra, kiểm tra nhà nước có thể tăng cường giám sát, hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động theo hành lang của pháp luật, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình sử dụng NNL của doanh nghiệp trên địa bàn.
- Về mục tiêu thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, xử lý các vi phạm pháp luật lao động không nằm ngoài mục tiêu bảo đảm hiệu lực thi hành của các chính sách, pháp luật lao động, qua đó bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Mặt khác, việc kiểm tra, thanh tra để tạo ra sự minh bạch cho các DN, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của DN. Xác định rõ mục tiêu kiểm tra cũng là để hạn chế thấp nhất những việc làm gây khó cho các DN từ phía các cơ quan QLNN.
Thông qua kiểm tra, thanh tra kịp thời chấn chỉnh các DN còn tồn tại; chỉ đạo xử lý đối với các DN có các sai phạm, góp phần duy trì ổn định, phát triển của các DN, của các KCN trên địa bàn, đồng thời khen thưởng, biểu dương các DN thực hiện tốt những chính sách, pháp luật về lao động, mà việc này thời gian qua ở Vĩnh Phúc chưa được chú trọng đúng mức, nhằm động viên khích lệ kịp thời người sử dụng lao động có nhiều thành tích trong việc thực hiện tốt quyền
và lợi ích của người lao động, bảo đảm mối quan hệ lao động trong DN luôn lành mạnh, ổn định và phát triển.
- Về hình thức kiểm tra
Để tạo sự thống nhất, đồng bộ thì hình thức kiểm tra do Ban Chỉ đạo phát triển NNL của tỉnh là cơ quan duy nhất quyết định hình thức kiểm tra, thanh tra. - Trước hết, cần tiếp tục duy trì kiểm tra theo chuyên đề, theo các nội dung cụ thể: hàng năm, BCĐ phát triển NNL của tỉnh cần chủ trì với các ngành liên quan
như: Sở Lao động TB&XH, BHXH, Ban quản lý KCN… xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể tiến hành kiểm tra định kỳ ở các DN cũng như ở các KCN về thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động. Việc kiểm tra chuyên đề cần được tiến hành đồng bộ để tránh gây phiền hà cho DN và không kiểm tra nhỏ lẻ mà theo chuyên đề; không thực hiện kiểm tra đơn lẻ một nội dung mà kết hợp nhiều nội dung, nhiều cơ quan cùng tham gia kiểm tra để khắc phục hiện tượng nhiều cơ quan khác nhau đến kiểm tra một DN. Đối với hình thức kiểm tra này, nên định kỳ kiểm tra 1 năm/lần/DN.
- Cần tăng cường kiểm tra đột xuất: đối với một số lĩnh vực nhạy cảm: an toàn lao động; môi trường lao động, chế độ lương, thưởng, BHXH đối với người lao động,…cần được các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện, yêu cầu DN khắc phục ngay các tồn tại, bởi các vấn đề này nếu không được đảm bảo là nguyên nhân trực tiếp xảy ra đình công, lãn công. Đối với hình thức kiểm tra này, tùy theo tình hình cụ thể BCĐ phát triển NNL cấp tỉnh sẽ ấn định thời gian, số lần kiểm tra, tuy nhiên ít nhất nên kiểm tra 1 năm 2 lần/DN.
- Về nội dung kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra cần chú trọng cả ba nội dung: chính sách lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và chú ý ở những DN có đơn khiếu nại, phản ánh của người lao động. Sau thanh tra, kiểm tra tiếp tục theo dõi việc chấp hành các quyết định thanh tra của DN, kể cả áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành các quyết định xử phạt. Đối với những DN vi phạm nghiêm trọng từ 3 lần
trở lên, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp phạt bổ sung là thu hồi giấy phép, buộc đóng cửa DN.
- Về thành lập đoàn kiểm tra
Đối với các hoạt động kiểm tra, giám sát thì thành phần đoàn kiểm tra, giám sát nên bố trí từ 5 đến 7 thành viên, là đại diện các ngành để đảm bảo mỗi lần kiểm tra được nhiều nội dung. Nếu là kiểm tra toàn diện thì thành phần đoàn kiểm tra có thể đông hơn, nhưng không quá 15 thành viên. Thời gian kiểm tra, giám sát cũng cần được tính toán hợp lý để DN phối hợp thuận lợi.
Đối với hoạt động thanh tra thì tùy theo tính chất, nội dung dung, mức độ thanh tra thì bố trí đoàn tương ứng.
- Hiện nay, các vi phạm trong quá trình sử dụng NNL của doanh nghiệp trong khu công nghiệp không được xử lý kịp thời, mặc dù Ban quản lý luôn theo dõi nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp, nhưng do thiếu lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên trách, không có thẩm quyền xử phạt nên không thể xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Để giải quyết kịp thời những trở ngại và nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong sử dụng NNL của các doanh nghiệp, thiết nghĩ việc tổ chức lực lượng thanh tra chuyên trách trong Ban Quản lý là hết sức cần thiết và cấp bách.
* Đề xuất thành lập Thanh tra Ban quản lý khu công nghiệp nằm trong hệ thống thanh tra chuyên trách (trong lĩnh vực quản lý NNL) với nhiệm vụ như sau:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra hàng năm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn trình Trưởng Ban phê duyệt; phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Ban thực hiện kế hoạch thanh tra định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban.
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý. + Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng lao động trong khu công nghiệp Vĩnh Phúc.