bàn tỉnh; ưu tiên đầu tư phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề hiện tại của tỉnh theo hướng: mở rộng quy mô hợp lý kết hợp đầu tư theo chiều sâu, đa dạng ngành nghề, cấp độ và loại hình đào tạo, trang thiết bị hiện đại, tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ.
Sắp xếp lại cơ sở dạy nghề cấp huyện theo hướng sát nhập Trung tâm dạy nghề với Trung tâm GDTX cấp huyện nhằm tăng cường năng lực đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn và đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau THCS; thành lập Trung tâm tin học, ngoại ngữ chất lượng cao, để đào tạo tin học, ngoại ngữ cho LLLĐ trong tỉnh có khả năng làm việc được với người nước ngoài, khi đó người lao động dễ tiếp thu kinh nghiệm của họ.
Có chính sách thu hút các trường Đại học uy tín di dời về hoặc mở phân hiệu II tại Vĩnh Phúc theo chủ trương đưa các trường ĐH ra khỏi khu vực nội đô của Thủ đô Hà Nội. Tích cực tìm nhà đầu tư để sớm có ít nhất một trung tâm dạy nghề quy mô lớn, trang bị hiện đại, hoạt động theo mô hình các nước phát triển. Quy hoạch, xây dựng Khu đô thị Đại học tại huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên.
+ Nâng cao toàn diện chất lượng và đồng bộ hoá cơ cấu đội ngũ giáo viên đào tạo, dạy nghề; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến cơ
chế thu hút, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên gia giỏi; mở rộng và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt được các mục tiêu về tỷ lệ giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn năm 2015 và 2020, có chính sách khuyến khích đào tạo và đãi ngộ để bổ sung giảng viên các bộ môn tin học, ngoại ngữ,... Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ để nâng cao toàn diện chất lượng giảng viên. + Đổi mới và đồng bộ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần đạt được; coi trọng kỹ năng thực hành, bám sát nhu cầu của TTLĐ, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; tận dụng năng lực của các DN trong công tác đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức, tác phong, kỷ luật, khả năng tự lập, thích ứng với môi trường học tập, làm việc. Triển khai tích cực việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, lấy đánh giá đúng chất lượng thực là động lực phát triển; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo và dạy nghề.
+ Kinh phí ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp đào tạo hàng năm đảm bảo tỷ lệ chi lương và có tính chất lương tối đa 80%, đảm bảo kinh phí chi cho sự nghiệp đào tạo tính theo định mức chi học sinh trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức đầu tư trang trải từ nguồn thu phí và nguồn khác của đơn vị; chú trọng bố trí ngân sách cho đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động.
+ Đẩy mạnh xã hội hoá và tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực; có cơ chế, chính sách trích từ nguồn vốn đấu thầu quyền sử dụng đất cho xây dựng cơ sở đào tạo; có cơ chế để ràng buộc trách nhiệm các DN, cơ sở sử dụng lao động trong việc đóng góp kinh phí cho đào tạo lao động mà DN đang sử dụng. Đồng thời, mở rộng tổ chức các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân và tổ chức đóng góp vào sự phát triển đào tạo trên địa bàn tỉnh bằng mọi hình thức; triển khai thực hiện cổ phần hoá một số cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh căn cứ vào kế hoạch chung của cả nước.
+ Tiếp tục vận động và tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đầu tư xây dựng các trường đào tạo nghề đạt chuẩn quốc tế và xây dựng
Trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao Mê Kông - Nhật Bản tại Vĩnh Phúc; nâng cấp Trung tâm dạy nghề Việt - Hàn, trường CĐ nghề Việt - Đức thành các trung tâm, trường đào tạo nghề chất lượng cao.
Để phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, trong thời gian tới của tỉnh, bên cạnh những giải pháp mang lại hiệu quả trong công tác đào tạo, các cấp, các ngành, cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở dạy nghề cần tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo; đào tạo nghề gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; trong quá trình đào tạo cần tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, kỹ năng người học, doanh nghiệp, xã hội cần; tăng cường dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ, văn hóa, kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc. Đồng thời, tăng cường công tác dự báo cung, cầu lao động đảm bảo sát với thực tế; có cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề để tăng tính thực tiễn của sinh viên trong quá trình đào tạo, giúp học viên tìm kiếm việc làm dễ dàng sau khi tốt nghiệp ra trường.