Định hƣớng, quan điểm chung về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 83)

- Về cơ cấu NNL theo ngành nghề.

3.1. Định hƣớng, quan điểm chung về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp

TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Định hƣớng, quan điểm chung về quản lý nhà nƣớc đối với nguồnnhân lực trong các khu công nghiệp nhân lực trong các khu công nghiệp

Trên cơ sở định hướng phát triển NNL của Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và qua các nhận định, phân tích đánh giá của các nhà khoa học và ý kiến cá nhân, tác giả đưa ra một số quan điểm sau:

- Nhân lực chất lượng cao là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển KT-XH nhanh, bền vững, là nhân tố quyết định sự thành công trong việc đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI. Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. - Phát triển nhân lực chất lượng cao phải có tầm nhìn chiến lược, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT-XH, trong đó lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng; lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao làm khâu đột phá; lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH.

- Phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nhân lực chất lượng cao, phải đảm bảo phù hợp với phân bố dân cư trong tỉnh, đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành/lĩnh vực, vùng, miền giữa các địa phương và phù hợp với quy hoạch hệ thống mạng lưới đào tạo chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội và của cả nước và phải gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế.

- Phát triển nhân lực chất lượng cao không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của các khu công nghiệp hay của riêng doanh nghiệp mà là trách nhiệm cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của từng gia đình và mọi người dân.

Mỗi định hướng phát triển nhân lực chất lượng cao phải nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và mỗi địa phương, mỗi ngành, lĩnh vực. Phải tạo môi trường để huy động mọi nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển nhân lực và phải thực hiện công khai để huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)