- Ban hành chính sách về thu hút, nâng cao chất lượng NNL trong các KCN
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp
lực trong các khu công nghiệp
Để tránh chồng chéo hoặc bỏ sót hoạt động, không gây phiền phức cho DN trong các KCN, đồng thời nâng cao hiệu lực hiệu quả QLNN về lao động, tác giả luận văn đề xuất xây dựng một cơ quan chỉ đạo dưới hình thức Ban Chỉ đạo, cụ thể là: * Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhân lực cho các KCN cấp tỉnh để giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng chính sách, cơ chế đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực phục vụ sự phát triển của các KCN của tỉnh, có thể thành phần gồm có:
- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh - phụ trách khối văn xã làm Trưởng BCĐ. - Lãnh đạo một số sở, ngành liên quan: Lao động TB&XH (Phó BCĐ); Ban QL KCN (phó BCĐ); Kế hoạch đầu tư; Tài chính; Nội vụ; Văn hóa TT-TT-DL; Y
tế; Giáo dục - Đào tạo và Liên đoàn Lao động tỉnh.
- Đại diện lãnh đạo một số cơ sở đào tạo, dạy nghề lớn: Trường CĐ nghề Việt Đức; Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật; Trường CĐ cơ khí nông nghiệp; Trường CĐ xây dựng; Trường ĐH Công nghệ GTVT.
- Đại diện lãnh đạo hội doanh nghiệp, Hội DN trẻ trên địa bàn.
* Thành lập Chi cục quản lý dạy nghề và quản lý lao động thuộc Sở Lao động TB&XH. Chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực, hệ thống thông tin về dạy nghề, việc làm, thông tin về nhu cầu sử dụng lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh, báo cáo BCĐ phát triển NNL tỉnh.
* Thành lập BCĐ ở các huyện, thành, thị nơi có KCN. Cơ cấu, thành phần, chức năng tương tự như BCĐ cấp tỉnh. Trực tiếp quản lý các KCN trên địa bàn. Tổ
chức thực hiện kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong các KCN trên địa bàn.
* Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy
- Đối với Ban Chỉ đạo phát triển nhân lực cho các KCN cấp tỉnh: Nghiên cứu, tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành các chính sách về đào tạo, thu
hút, đãi ngộ, sử dụng đối với NNL, NNLCLC cho các KCN trên địa bàn. Các chính sách này cần có điểm riêng so với chính sách phát triển NNL chung của tỉnh.
Ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ, quy định chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan đối với hoạt động QLNN về lao động tại các KCN, trong đó cần mở rộng vai trò của Ban quản lý các KCN, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách lao động đối với DN trong các KCN. Đặc biệt phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN một số lĩnh vực về quản lý lao động... để tạo điều kiện cho Ban Quản lý các KCN giải quyết tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của DN một cách thuận lợi, nhanh chóng. Ngoài ra Quy chế này còn quy định mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến lao động trong DN các KCN, quy định mối quan hệ giữa các cơ quan với DN trong các KCN, với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác, quy định chế độ thông tin báo cáo và những quy định có liên quan khác.
Tạo lập sự phối hợp khép kín và hoàn chỉnh việc đào tạo, góp phần đảm bảo cân đối quan hệ cung - cầu về nhân lực; theo đó các ngành, đơn vị có chương trình cụ thể để đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực theo mối quan hệ sau: Trung tâm Thông tin dự báo lao động ↔ Cơ sở đào tạo ↔ Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) ↔ Người lao động ↔ Các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành.
Đổi mới, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác quản lý phát triển nhân lực. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của UBND các cấp, các Sở, Ban, Ngành trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, đơn vị.
Nghiên cứu giải pháp phân cấp quản lý, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo. Các cấp quản lý tập trung vào thực hiện chức năng xây dựng quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển, kiểm tra và hướng dẫn cơ sở thực hiện quản lý chất lượng, hoạt động đào tạo nhân lực.
Xây dựng cơ chế quản lý lao động trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc hành nghề phải qua đào tạo, bồi dưỡng và có chứng chỉ chuyên môn.
- Đối với Ban Quản lý các KCN: Ngoài các chức năng, nhiệm vụ được quy định, cần nghiên cứu đề xuất xác định đúng vị trí của Ban Quản lý các KCN trong hệ thông quản lý hành chính nhà nước. Từ đó, đưa ra một mô hình tổ chức bộ máy phù hợp để có thể vận hành thành công cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”.
Tiến hành hệ thống hóa, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chủ trương, chính sách trong các KCN để kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp và giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết.
Phát triển các ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành; nghiên cứu thực hiện các “dịch vụ hành chính công” như: dịch vụ cấp mới, gia hạn, thị thực cho chuyên gia nước ngoài làm việc trong KCN; dịch vụ xin cấp hộ chiếu, thị thực cho công dân Việt Nam làm việc trong DN, KCN đi đào tạo ở nước ngoài...
- Đối với Chi cục quản lý dạy nghề và quản lý lao động: được nâng cấp từ Phòng quản lý dạy nghề của Sở Lao động TB&XH, Chi cục có chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề, bao gồm: Chương trình, giáo trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng dạy nghề, khung trình độ nghề quốc gia, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, tiêu chuẩn giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.