Hệ thống quản lý chi ngân sách cấp huyện cho giáo dụcđào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

1.1.2. Hệ thống quản lý chi ngân sách cấp huyện cho giáo dụcđào tạo

Tổ chức quản lý của ngành giáo dục đã trải qua nhiều thay đổi trong những năm 90, nhất là do xu hướng phân cấp nhiều hơn. Các cơ chế tổ chức quản lý giáo dục ở Việt Nam xoay quanh ba loại thể chế: Trung ương, chính quyền địa phương và các cơ sở giáo dục, tất cả đều chịu trách nhiệm theo những cách khác nhau trước Quốc hội, HĐND các cấp. Quy định chung thì huyện và xã quản lý giáo dục mầm non, tiểu học và THCS; tỉnh quản lý giáo dục THPT và một số trường đào tạo dạy nghề; Bộ quản lý giáo dục đại học.

Theo Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của liên bộ Tài chính, Bộ Nội vụ “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Uỷ ban nhan dân cấp huyện, cấp huyện”, quản lý chi ngân sách cho giáo dục cấp quận, huyện bao gồm các chức năng, nhiệm vụ và phạm vi như sau:

+ Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về ngân sách cho giáo dục thuộc phạm vi quận, huyện quản lý.

+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình ngân sách cho giáo dục đã được UBND cấp quận, huyện phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính tới các cơ sở giáo dục do huyện quản lý.

+ Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; trình Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện phê duyệt.

+ Phòng Ngân sách quận, huyện có trách nhiệm lập dự toán chi ngân sách và tổng hợp dự toán ngân sách, xây dựng phương án phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục để trình Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, thực hiện chế độ kế toán của các cơ sở giáo dục thuộc quân, huyện quản lý.

+ Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư cho giáo dục do quận, huyện quản lý; lập báo cáo quyết toán chi ngân sách cho giáo dục cấp quận, huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân quận, huyện để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án cho giáo dục thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư cho giáo dục bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách quận, huyện quản lý.

+ Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ sở giáo dục thuộc cấp quận, huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm

định, trình Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước.

+ Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của quận, huyện theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân sách với Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện và Sở Tài chính.

+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính và ngân sách theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện và theo quy định của pháp luật [17].

1.1.3. Tính cấp thiết của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)