Phương hướng và mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 91 - 95)

sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020

3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo

3.1.1.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện theo hướng toàn diện và vững chắc; thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đa dạng hóa, chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa các loại hình giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo của các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế của địa phương.

Tập trung làm chuyển biến mạnh về chất lượng giáo dục toàn diện, trong dó đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; nâng cao số lượng và chất lượng học sinh đoạt giải Quốc gia, Quốc tế. Tập trung xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao cho từng cấp học nhằm phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh tài năng trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện.

Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo.

Tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, đồng bộ hóa; đẩy mạnh kiên cố hóa trường lớp, từng bước đáp ứng đủ kinh phí, cơ sở vật chất cho việc phát triển giáo dục đào tạo ở mức độ cao.

3.1.1.2. Nhiệm vụ chung

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học tập; duy trì, củng cố thành quả phổ cập giáo dục, Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, đồng thời chú trọng giáo dục mũi nhon, tăng số lượng học sinh giỏi cấp huyện, quốc gia và quốc tế.

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trường chuẩn Quốc gia theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và từng bước hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.1.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

Thứ nhất: Tiếp tục phát triển quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp dân cư. Chỉ tiêu đặt ra là :

-Đối với giáo dục mầm non: Phấn đấu đến năm 2020 huy động trên 60% trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ, trên 98% trẻ em trong độ tuổi vào mẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 20%. Nâng cao chất lượng giáo viên: năm 2020 có 50% trên chuẩn. Hàng năm dành 10% tổng chi ngân sách nhà nước về giáo dục cho giáo dục mầm non theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch sắp xếp các trường mầm non, mỗi trường có 1- 3 điểm đủ diện tích và đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi vào năm 2020.

-Đối với giáo dục tiểu học: Tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh được học đủ 10 buổi/tuần, trong đó 20% bán trú; 100% học sinh từ lớp 1 được học Tiếng Anh và 50% học tin học; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, 100% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 50% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 95%.

-Đối với trung học cơ sở: Tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập THCS, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2020 có 80% trường đạt chuẩn. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 80% trường đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 70%.

-Đối với dạy nghề: Mở rộng nâng cao năng lực dạy nghề của các trường, các trung tâm. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo: dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại...

Thứ hai: Thực hiện xã hội hoá giáo dục đào tạo ở hầu hết các cấp học, bậc học.

Khuyến khích các xã và thị trấn mở các trường tiểu học ngoài công lập. Phấn đấu đến 2020 thành lập một số trường tiểu học ngoài công lập.

Thứ ba: Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; tập trung đầu tư vào thư viện, thiết bị dạy và học

Như vậy, để có thể thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên, hàng năm huyện Ba Vì cần phải đầu tư một nguồn kinh phí lớn từ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo. Vì vậy, đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo nói riêng nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả đầu tư cho sự nghiệp trồng người.

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo

Những phương hướng, mục tiêu cơ bản đặt ra đối với công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện Ba Vì đến năm 2020 đó là:

-Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải được tiến hành trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới quản lý NSNN theo đúng luật định;

-Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải gắn liền với việc quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đào tạo, nhằm thiết lập trật tự khu vực này theo hướng xã hội hóa;

-Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải tiến hành đồng thời với công tác cải cách hành chính trong quản lý nói chung và quản lý ngân sách cho giáo dục đào tạo nói riêng, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của nhà nước;

-Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải tiến hành trên tất cả các khâu của quá trình quản lý ngân sách; phải ứng dụng được công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý;

-Phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các cơ quan đơn vị, các cơ sở giáo dục đào tạo trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch;

-Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải đảm bảo tác động tích cực đến hoạt động của hệ thống giáo dục đào tạo nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)