Bảo đảm cơ cấu chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 104 - 106)

nghiệp giáo dục hợp lý

Cần xắp xếp lại cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục một cách hợp lý. Khi thực hiện tự chủ mọi khoản chi phải được xây dựng cụ thể trong qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Để thể hiện giáo dục là mặt trận hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển một cách nhanh chóng và bền vững, cần tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giáo dục, hàng năm huyện đã dành ra một nguồn lực khá lớn để đầu tư cho giáo dục song hiệu quả đạt được chưa cao, chất lượng giáo dục chưa có chuyển biến đáng kể, còn thiên về thành tích, cơ cấu chi còn bất hợp lý, chi ngân sách cho giáo dục chưa đưa vào trọng tâm, trọng điểm, chât lượng giáo dục không đồng đều giữa các vùng, các cấp học.

Tỷ lệ chi ngân sách thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho giáo dục chiếm khoảng trên 30% tổng chi thường xuyên ngân sách Huyện. Tuy nhiên cơ cấu chi cho giáo dục vẫn còn rất nhiều bất cập. Chi cho con người chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng chi ngân sách cho giáo dục chiếm trên tổng chi ngân sách cho giáo dục hàng năm, trong khi đó số chi cho nghiệp vụ chuyên môn chỉ chiếm khoảng 6% và số chi cho mua sắm sửa chữa cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và khoản chi khác lại chiếm tỷ trọng rất lớn. Do vậy trong thới gian tới cần có biện pháp để giảm khoản chi khác và tăng cường hơn nữa cho khoản chi nghiệp vụ chuyên môn.

Năm 2017, tỷ lệ chi thanh toán cá nhân chiếm trên 60% tổng chi thường xuyên cho giáo dục Mầm non,Tiểu học và THCS ở huyện Ba Vì. Trong thời gian tới tỷ lệ này có thể lên tới 66%. Đây là tỷ trọng tương đối cao nhưng thu nhập của một số cán bộ giáo viên vẫn còn thấp, không đủ để tái sản xuất sức lao động của bản thân và gia đình họ. Do vậy để giải quyết tình trạng

này các trường cần tổ chức, xắp xếp đúng, đủ đội ngũ giáo viên cho công tác giảng dạy tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu giáo viên gây lãng phí vốn ngân sách làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Cần làm tốt công tác đánh giá lại đội ngũ giáo viên, kiên quyết loại bỏ những giáo viên có năng lực công tác yếu và không có đạo đức sư phạm ra khỏi ngành, tạo điều kiện cho những giáo viên có năng lực công tác yếu chuyển nghề hoặc cho nghỉ theo chế độ. Tăng cường quản lý chặt chẽ biên chế giáo viên và thực hành tiết kiệm tăng thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên hơn nữa.

Khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn đây là khoản chi quan trọng; tuy nhiên vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ (năm 2017 chiếm tỷ trọng 9% trong tổng chi thường xuyên). Điều này là chưa thoả đáng, chưa tương xứng với tầm quan trọng trong việc đối với đổi mới phương pháp dạy và học. Với mục đích cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì tỷ trọng này cần nâng lên khoảng 18,5% trong những năm tới. Để tăng cường hơn nữa nguồn để phát triển sự nghiệp giáo dục Tiểu học và THCS thì cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản chi về thanh toán dịch vụ công cộng, chi về vật tư văn phòng...và tăng cường hơn nữa khoản chi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành. Đây là vấn đề mà ngành giáo dục và ngành tài chính cần quan tâm trong những năm học tới.

Nhóm chi cho mua sắm sửa chữa năm 2015 chiếm 7,03% tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục Tiểu học và đây là một lệ còn thấp, Trước yêu cầu đa dạng hoá mạng lưới trường lớp, phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, thực trạng xuống cấp vẫn còn tồn tại, việc đầu tư còn dàn trải không có trọng điểm đã làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư. Do đó đòi hỏi cần phải tăng tỷ trọng của nhóm chi này lên khoảng 9,5% tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục Tiểu học và THCS.

động giáo dục tuy nhiên khoản chi này còn chiếm một tỷ lệ khá lớn (năm 2015 chiếm 12,5% tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục Tiểu học và THCS). Điều đó cho thấy công tác quản lý tài chính còn lỏng lẻo, chưa được xiết chặt. Do vậy trong thời gian tới khoản chi này cần được giảm xuống (còn khoảng 6%) và thay vào đó là tăng tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn.

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 104 - 106)