1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác quản lý chi thường
1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Khánh, Ninh Bình
Đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề do biên chế sự nghiệp UBND huyện giao là đủ, không thiếu biên chế nhưng thực tế các trường trong huyện có trường thừa, trường thiếu. UBND huyện trình HĐND huyện phân bổ theo tiêu chí: Đảm bảo đủ kinh phí thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, trong khi chờ luân chuyển giáo viên từ trường thừa đến trường thiếu, số trường có giáo viên thừa được cấp đủ lương và các khoản đóng góp, không cấp kinh phí chi chuyên môn nghiệp vụ. Đối với chi phục vụ nhiệm vụ chuyên môn phân bổ theo số học sinh của từng trường có tính hệ số để đảm bảo cho các trường ít học sinh trong khi các nội dung công việc chuyên môn vẫn phải thực hiện như các trường nhiều học sinh để trường hoàn thành nhiệm vụ được giao trên tổng số kinh phí còn lại sau khi đã phân bổ kinh phí chi lương và các khoản như lương, cụ thể:
-Trường có dưới 200 học sinh: hệ số 1,7.
-Trường có từ 200 học sinh đến 300 học sinh; hệ số 1,5.
-Trường có từ trên 300 học sinh đến 400 học sinh: hệ số 1,2.
Có thể nói cách phân bổ ngân sách cho giáo dục theo yêu cầu chi tiêu căn cứ trên dân số hiện nay có ưu điểm là đơn giản cho việc tính toán và phân bổ. Tuy nhiên, cơ chế phân bổ như trên hiện đang phát sinh những hạn chế đó là:
-Định mức phân bổ căn cứ theo dân số là một chỉ tiêu mang tính ước lượng khó chính xác vì tình trạng di dân là khá phổ biến, từ đó tạo ra sự thiếu minh bạch trong quá trình phân bổ.
-Không kích thích được địa phương quản lý số lượng người đi học một cách hiệu quả bởi lẽ trường hợp số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường của địa phương có tăng lên hay giảm đi thì cũng không ảnh hưởng đến nguồn tài chính đã được phân bổ.
-Hệ thống phân bổ hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc phân bổ nguồn tài chính mà chưa đặt ra yêu cầu phải cung cấp một số lượng hàng hóa dịch vụ công "là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thực tế".