2.2. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dụcđào tạo
2.2.2. Tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dụcđào
đào tạo huyện Ba Vì
Ba Vì là một huyện có nền kinh tế phát triển chưa cao, các ngành lĩnh vực khác trình độ còn thấp và quy mô còn nhỏ nên nhu cầu chi của ngân sách Nhà nước để đảm bảo phát triển đồng đều các ngành, lĩnh vực là rất lớn. Và lĩnh vực giáo dục cũng là một ngành được huyện quan tâm ưu tiên đầu tư để làm cơ sở tạo đà cho phát triển nền kinh tế xã hội của huyện bền vững và ổn định. Để làm được như vậy, đòi hỏi huyện Ba Vì phải có chính sách chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phù hợp, tạo điều kiện phát triển chất lượng, quy mô ngành giáo dục.
Bảng 2.2: Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng chi thường xuyên địa phương 819,964 842,765 970,990
2 Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo
dục - đào tạo 287,971 351,177 424,323 3 Tỷ trọng chi giáo dục đào tạo so với
chi thường xuyên 35,1 % 41,7 % 43,7 %
(Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch huyện Ba Vì)
Bảng 2.2 cho thấy:
+ Về số tuyệt đối, giai đoạn 2015-2017, chi ngân sách địa phương cho giáo dục - đào tạo tăng lên từng năm. Chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo đạt mức cao nhất vào năm 2017 (424,323 tỷ đồng), gấp 1,5 lần mức chi của ngành vào năm 2011.
+ Là huyện còn nhiều khó khăn, nhưng cấp uỷ và chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Tổng chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2015-2017 là 1.063 tỷ đồng, chiếm khoảng 40,1% tổng chi thường xuyên của huyện. Với tốc độ tăng chi bình quân khoảng 29%, mấy năm trở lại đây, chi ngân sách đã cơ bản đáp ứng được các nhu cầu chi thường xuyên của ngành giáo dục - đào tạo huyện.