Tính cấp thiết của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

1.1.3. Tính cấp thiết của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

- Sự cần thiết phải quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là một nội dung của quản lý tài chính Nhà nuớc. Nội dung các khoản chi của ngành giáo dục đào tạo đa dạng, có quy mô lớn. Quản lý chi thuờng xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện là cần thiết vì những lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất: Quy mô của khoản chi thuờng xuyên ngân sách nhà nước

cho giáo dục đào tạo. Trong các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nuớc vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Quy mô của khoản chi ngân sách nhà nước nói chung, chi thuờng xuyên ngân sách nhà nước nói riêng cho giáo dục - đào tạo đuợc thể hiện trên các mặt sau :

Một là : Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cung cấp nguồn tài chính chủ yếu để duy trì, định huớng sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đuờng lối, chủ truơng của Đảng và Nhà nuớc.

Hai là: Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cung cấp nguồn lực chủ yếu giúp việc củng cố, tăng cuờng số luợng và nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Hai yếu tố này ảnh huởng có tính quyết định đến chất luợng hoạt động giáo dục - đào tạo.

Những năm qua, vốn ngân sách nhà nuớc chi cho giáo dục đào tạo chủ yếu dành cho những chi phí liên quan đến con nguời. Trong đó, chi luơng và phụ cấp luơng cho giáo viên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thuờng xuyên giáo dục đào tạo. Hiện nay, tiền lương và phụ cấp và các chế độ cho giáo viên đều do ngân sách nhà nước đảm bảo (trừ các trường dân lập, bán công...). Chế độ tiền lương hợp lý sẽ đảm bảo cho giáo viên yên tâm công tác, đóng góp tài năng và trí tuệ cho xã hội và ngược lại.

Ba là: Thông qua cơ cấu vốn, định mức chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục - đào tạo đã có tác dụng điều chỉnh cơ cấu, quy mô giáo dục trong toàn ngành.

Trong điều kiện đa dạng hóa giáo dục - đào tạo như hiện nay, vai trò định hướng của Nhà nước thông qua chi thường xuyên ngân sách để điều chỉnh quy mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa các vùng là hết sức quan trọng. Một cơ cấu ngành học, bậc học hợp lý, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo sẽ đảm bảo cho giáo dục - đào tạo phát triển cân đối, có hiệu quả, tránh hiện tượng thất nghiệp đang là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia.

Bốn là: Chi thường xuyên ngân sách nhà nước có tác dụng hướng dẫn, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn vốn khác tham gia đầu tư cho giáo dục - đào tạo.

Với chức năng quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể cung cấp các dịch vụ công : giáo dục, y tế, thể dục thể thao ... Trong điều kiện các tổ chức, cá nhân chưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục, nguồn vốn đối ứng từ chi thường xuyên ngân sách nhà nước là rất quan trọng để thu hút các nguồn lực khác cùng đầu tư cho giáo dục.

Với chức năng quản lý kinh tế, thông qua sự đầu tư của Nhà nước vào cơ sở vật chất và một phần kinh phí hỗ trợ đối với các trường bán công, tư thục, dân lập có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xã hội hóa giáo dục -

đào tạo về mặt tài chính, góp phần thực hiện thành công chủ trương xã hội hoá giáo dục của Chính phủ.

Thứ hai. Thực tiễn quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo

dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện hiện nay còn một số hạn chế nhất định.

-Ở khâu lập dự toán : Hiện nay có nhiều cơ quan tham gia lập kế hoạch (cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, cơ quan kế hoạch và đầu tư, đơn vị dự toán ...), quy trình lập dự toán phải qua nhiều bước. Căn cứ lập kế hoạch ở nhiều đơn vị dự toán chưa sát đúng thực tế, hầu hết các đơn vị thụ hưởng ngân sách đều có xu hướng lập dự toán chi tiêu tăng. Ngoài ra, một số định mức ngân sách chưa phù hợp đã làm cho nhiều đơn vị khó khăn trong cân đối thu, chi tại đơn vị.

-Ở khâu chấp hành dự toán : Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo chưa phân biệt cụ thể quan hệ giữa quản lý ngân sách toàn ngành với quan hệ quản lý ngân sách trên địa bàn nên chưa xây dựng được mô hình quản lý ngân sách thống nhất cho giáo dục đào tạo trên phạm vi cả nước. Trong quá trình chấp hành chi, một số khoản chi đơn vị chi sai chế độ, có dấu hiệu lãng phí; việc bảo quản và sử dụng tài sản có giá trị còn nhiều hạn chế. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước chưa phát huy tác dụng khuyến khích khai thác nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước phục vụ

cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Ở nhiều địa phương, quan hệ giữa ngành giáo dục - đào tạo và tài chính có nhiều điểm chưa thống nhất, chưa có sự phối hợp giữa quản lý theo chuyên môn với quản lý tài chính.

-Ở khâu quyết toán ngân sách nhà nước: Nhiều đơn vị nộp báo cáo quyết toán chưa đúng với thời gian quy định, báo cáo quyết toán còn thiếu nhiều biểu mẫu.v.v. Kinh phí chưa quyết toán chuyển năm sau còn nhiều do nhiều khoản chi chưa đủ thủ tục thanh toán.

1.2. Nguyên tắc, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)