1.2. Nguyên tắc, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường
1.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo
1.2.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo
Lập dự toán là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý ngân sách. Quản lý theo dự toán là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục nói riêng. Việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phải dựa trên các cơ sở sau:
- Chủ trương của Đảng và nhà nước về duy trì phát triển sự nghiệp giáo dục trong từng thời kỳ.
-Chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục như chỉ tiêu về số lượng trường lớp, biên chế, số lượng giáo viên, học sinh.
-Khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước trong năm
-Tình hình quản lý, sử dụng kinh phí các năm trước, các nhiệm vụ mới sẽ được phát sinh trong năm
-Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục được thực hiện theo qui trình gồm các bước sau:
Bước1: Cơ quan tài chính căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu, chi ngân
sách nhà nước kỳ kế hoạch để xác định mức chi dự kiến phân bổ cho ngành giáo dục, trên cơ sở đó hướng dẫn các đơn vị tiến hành lập dự toán kinh phí.
Bước 2: Các đơn vị sự nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu được giao và văn bản
hướng dẫn của cấp trên lập dự toán kinh phí kỳ kế hoạch và gửi dự toán về cơ quan tài chính hoặc đơn vị dự toán cấp trên. Cơ quan tài chính có trách nhiệm xét duyệt tổng hợp dự toán chi ngân sách cho giáo dục và dự toán chi ngân sách nhà nước nói chung để trình cơ quan chính quyền xét duyệt, thông qua.
Bước 3. Căn cứ vào dự toán chi của các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, cơ quan tài chính tiến hành phân bổ và giao kinh phí cho các đơn vị dự toán. Dựa vào số kinh phí được giao và các văn bản hướng dẫn, các đơn vị dự toán tiến hành lập dự toán kinh phí của đơn vị mình hoặc tiến hành phân bổ kinh phí cho các đơn vị thành viên.
Dự toán ngân sách của các đơn vị phản ảnh đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành và phải được công khai theo qui định
1.2.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo
Tổ chức chấp hành kế hoạch chi ngân sách nhà nước là nội dung quan trọng của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Thời gian tổ chức chấp hành ngân sách nhà nước có hiệu lực trong 1 năm tài khoá (từ 01/01 đến 31/12).
có thể dành cho sự nghiệp giáo dục, phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ cấp phát ngân sách nhà nước cho các đợn vị giáo dục trong huyện theo đúng dự toán được duyệt.
* Yêu cầu đặt ra đối với quá trình chấp hành dự toán ngân sách nhà nước: + Đảm bảo phân phối nguồn kinh phí một cách hợp lý tập trung có trọng điếm trên cơ sở dự toán chi đã được duyệt.
+ Đảm bảo việc cấp phát kinh phí kịp thời, chặt chẽ, cấp phát theo đúng đinh mức được duyệt.
+ Trong quá trình cấp phát ngân sách nhà nước đòi hỏi phải có sự giám sát, điều phối chặt chẽ giữa các cơ quan nhất là giữa phòng Tài chính - Kế hoạch với Kho bạc Nhà nước.
* Tổ chức chấp hành:
Việc cấp phát kinh phí: Dựa trên cơ sở dự toán được duyệt, Phòng tài chính gửi thông báo hạn mức kinh phí cho các trường học trên địa bàn huyện và thông báo với Kho bạc nhà nước. Bảng thông báo này ghi chi tiết hạn mức được phân bổ theo thời gian từng tháng, từng quý. Theo nhu cầu chi tiêu của đơn vị mình, các đơn vị rút hạn mức kinh phí từ Kho bạc về chi tiêu.
Các đơn vị phải mở tài khoản hạn mức tại Kho bạc nhà nước. Ngoài ra còn phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc đế thực hiện các khoản giao dịch cần thiết khác (tiền học phí ). Các đơn vị thụ hưởng còn có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước gửi lên cơ quan tài chính.
1.2.2.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo
Báo cáo tài chính của các cơ sở giáo dục chủ yếu phản ánh tình hình tiếp nhận các nguồn kinh phí và việc sử dụng các nguồn kinh phí đó phục vụ cho hoạt động của trường học. Nếu lập dự toán thu, chi là khâu đầu của hoạt đồng tài chính trong các cơ sở giáo dục thì lập báo cáo quyết toán và phê
duyệt quyết toán tài chính năm là khâu cuối của hoạt động tài chính trong các cơ sở giáo dục.
Mục đích chủ yếu của khâu công việc này là tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi, từ đó rút ra ưu, nhược điểm trong quản lý để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách. Nó chính là quá trình kiếm tra, già soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán.
Yêu cầu đối với công tác quyết toán.
-Các đơn vị dự toán phải lập đầy đủ các báo cáo quyết toán và gửi các báo cáo này kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng chế độ quy định.
-Số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, số liệu trên sổ sách kế toán của mỗi đơn vị phải đảm bảo cân đối, khớp với số liệu của phòng tài chính và của kho bạc. Nội dung các báo cáo phải đúng mục lục ngân sách nhà nước.
Quy trình lập gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán
-Đối với đơn vị thụ hưởng: Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ vào ngày 31/12, đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán năm để gửi lên phòng Tài chính - Kế hoạch.
-Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch: Có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm và thông báo kết quả quyết toán năm cho các đơn vị trường học. Trong quá trình quyết toán, cơ quan tài chính có quyền xuất toán thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và không có trong dự toán được duyệt. Đồng thời ra lệnh nộp các khoản không đúng chế độ này vào kho bạc nhà nước.
Sau khi đã thẩm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán, phòng Tài chính- Kế hoạch tiến hành tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trình lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền.
1.2.2.4. Kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo
Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý ngân sách nhà nước, nó đảm bảo cho việc thực hiện ngân sách đúng pháp luật, đảm bảo việc sử dụng nguồn lực đóng góp của nhân dân đúng mục tiêu đã đề ra. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách được thực hiện bởi nhiều cơ quan. Trong đó, chịu trách nhiệm chính và trước hết là thủ trưởng các đơn vị dự toán. Cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Cần xây dựng qui chế phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra để khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán [33].
1.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện
1.2.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo
Giáo dục đào tạo có tầm quan trọng lớn lao, sự phát triển của giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là việc phát triển kinh tế. Nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ chủ trương, chính sách ấy mà Nhà nước ta dần có sự thay đổi về phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đầu tiên phải kể đến đó là Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 nội dung về đơn vị sự
nghiệp có thu được trao quyền tự chủ về tài chính giúp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trong điều hành ngân sách, tự chủ trong chi tiêu điều đó hạn chế những tiêu cực lãng phí, làm tăng thu, tiết kiệm chi nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức làm trong ngành giáo dục. Sau đó là Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 thay thế cho Nghị định 10/2002/NĐ-CP theo đó đơn vị sự nghiệp công lập không những được trao quyền tự chủ về tài chính mà còn được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là một bước cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các đơn vị sự nghiệp. Hiện nay, đã có nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 được ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên ở cấp huyện vẫn đang áp dụng quản lý chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục đào tạo theo nghị định 43/2006/NĐ-CP.
1.2.3.2. Trình độ tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị
Mỗi đơn vị sự nghiệp là một chủ thể tài chính độc lập. Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đơn vị phải tổ chức thực hiện công tác kế toán. Kế toán là việc thu thập, xử lý, cung cấp phân tích thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong đơn vị. một cơ chế tài chính hiệu quả hay kém hiệu quả sẽ được phản ánh trung thực nhất qua những kết quả số liệu của công tác kế toán, thống kê. Các đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách của Nhà nước hiện đang hạch toán kế toán theo quyết định số 107/2017/QĐ-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán có tác động qua lại lẫn nhau. từ kết quả của công việc kế toán, thủ trưởng cơ quan và cán bộ quản lý có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học để quản
lý tài chính ngày càng tốt hơn. Ngược lại, việc quản lý tài chính tốt hay chưa tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phản ánh thông tin trên báo cáo kế toán.
1.2.3.3. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị
Hệ thống này bao gồm các thành phần thanh tra tài chính, kiểm tra tài chính, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, thuế .v.v. Với bất kỳ cơ chế quản lý nào đều phải được giám sát thực hiện bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát. Đây có thể là công tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị hay là sự giám sát của các cơ quan khác ngoài đơn vị như cư quan thanh tra, cơ quan kiểm toán… Việc kiểm tra giám sát luôn luôn cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế tài chính. Bởi trong quá trình điều hành ngân sách, thực thi các nhiệm vụ của mình, đơn vị có thể vấp phải những sai sót. Việc kiểm tra, kiểm soát sẽ tìm ra những thiếu sót trong cơ chế quản lý tài chính từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục. Đặc biệt là khi có người cố tình lợi dụng kẽ hở của quản lý tài chính để tham ô, tham nhũng. Khi đó, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ vấp phải những khó khăn song nó sẽ giúp cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.3.4. Trình độ cán bộ quản lý
Con người là trung tâm của mọi hoạt động trong xã hội, cơ chế quản lý tài chính sẽ khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của đơn vị sự nghiệp tuỳ thuộc vào năng lực trình độ của người vận dụng nó. Trước hết, ở tầm vĩ mô, những nhà hoạch định chính sách, những nhà xây dựng luật pháp phải có sự hiểu biết, kiến thức chuyên sâu đầy đủ. Để đạt được điều đó cần phải trải qua một thực tế để rồi được con người nhận thức và điều chỉnh cho phù hợp. Đối với đơn vị là nơi được trực tiếp sử dụng nguồn tài chính thì yếu tố con người lại đặt ra một yêu cầu cấp thiết. Người sử dụng ngân sách từ lãnh đạo, cán bộ quản lý cho đến kế toán cần thiết phải có trình độ, chuyên môn để quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng pháp luật và phát huy tối đa hiệu quả vốn ngân sách.
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo