Điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 111 - 117)

Bên cạnh sự cố gắng của ngành giáo dục trong quá trình quản lý tài chính còn phải có các điều kiện nhằm thực hiện các giải pháp trên.

- Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách giáo dục. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách thì nhân tố giữ vai trò quyết định thuộc về con người. Chính trình độ năng lực, ý thức của người quản lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, hàng năm phải tiến hành kiểm tra trình độ quản lý, trình độ kế toán của các cán bộ phòng tài chính, cán bộ trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn, sử dụng đồng vốn cấp ra đúng mục đích. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyện môn cùng với việc nâng cao ý thức trách nhiệm làm việc của mỗi cán bộ sẽ làm cho cả hệ thống bộ máy quản lý được vận hành tốt hơn là điều kiện chắc chắn đảm bảo cho việc quản lý cấp phát kinh phí của ngành tài chính cũng như việc quản lý sử dụng các khoản chi tại các trường ở huyện Lục Ngạn trong thời gian tới đạt kết quả cao.

- Sự quan tâm của Huyện uỷ, NBND huyện và các ngành đối với sự nghiệp giáo dục. Sự quan tâm của Huyện uỷ , UBND huyện đối với sự nghiệp giáo dục được thể hiện trong đường lối chiến lược phát triển sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện, mức độ đầu tư từ nguồn vốn của huyện đối với sự nghiệp phát triển nhiều hay ít. Những nghị quyết chi phí phát triển giáo dục của huyện phải được triển khai đầy đủ, phổ biến đến tận các xã để tăng cường phát triển giáo dục từ các cấp cơ sở tạo nên sự nghiệp phát triển đồng bộ và toàn diện đối với ngành giáo dục huyện.

- Các chế độ chính sách đối với giáo dục phải được ban hành kịp thời để đảm bảo điều kiện cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Tức là phải có các chính sách ưu đãi đối với giáo viên. Phải quy định các mức chi cho hoạt động,

có chế độ bồi dưỡng cho giáo viên hướng dẫn đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp, xây dựng định mức chi cho phù hợp.

- Bộ Tài Chính và Bộ Giáo Dục phải có hướng dẫn về việc quản lý thu chi và hạch toán tốt các nguồn vốn ngoài ngân sách cho giáo dục để phát huy hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng chỉ quan tâm đến nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Tóm tắt chương 3

Từ định hướng chung về mục tiêu và nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo huyện Ba Vì, cùng với những hạn chế trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo huyện Ba Vì được nghiên cứu và thể hiện trong Chương 2, chương 3 đã đi vào đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác này của huyện Ba Vì nhằm góp phần hoàn thiện hơn và giúp tính hiệu quả của hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo huyện được nâng cao, tại chương này, có 5 giải pháp về cớ bản nhằm xây dựng được cơ cấu chi, quản lý chi và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện. Với những giải pháp này tác giả hy vọng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo huyện Ba Vì sẽ ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục là khoản chi lớn của Quốc gia nên phải được quản lý chặt chẽ và có hiệu quả để làm được điều đó, đầu tư cho giáo dục và đi kèm theo đó là một cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục là việc làm cần thiết.

Luận văn đã cập nhật thông tin, thống kê, tổng hợp, phân tích những số liệu về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo huyện Ba Vì giai đoạn 2015 – 2017, cơ chế quản lý ngân sách hiện hành, đưa ra những nhận xét, đánh giá sát thực tế về thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN nhà nước tại huyện Ba Vì, những kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Từ đó luận văn đã đề ra nhóm giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách. Đồng thời luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền để sửa đổi chính sách, chế độ để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN thường xuyên. Nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN thường xuyên là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít khó, vướng mắc, đòi hỏi nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị.

Tác giả rất mong muốn những đề xuất, những kiến nghị của mình trong Luận văn sẽ được Bộ giáo dục đào tạo, Bộ tài chính, cùng các cơ quan chức năng có liên quan đón nhận, từ đó sẽ xem xét, nghiên cứu để có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện về cơ chế chính sách quản lý quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc Hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước 2015, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 59/2010/QĐ-TTg về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà

nước năm 2011, Hà Nội.

4. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 1792/2006/QĐ-TTg Về

việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Hà Nội.

5. Thủ tướng Chính phủ, 2015. Chỉ thị 23/CT-TTg về “Lập kế hoạch

đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020”. Hà Nội.

6. Thủ tướng Chính phủ, 2015. Nghị định số 19/2013/NĐ-CP

Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giục công tác ở trường chuyên

biệt, ở vùng điều kiện kinh tế khó khăn”. Hà Nội.

7.Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BTC hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân

sách các cấp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8.Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT-BTC hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9.Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC về quy định chế độn kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc

10. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 220/2015/TTLT-BTC-BNV về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Uỷ ban nhan dân cấp huyện, cấp

huyện, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11.Bộ Tài chính (2014), Quyết toán Ngân sách nhà nước Việt Nam

năm 2012, Nxb Tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Bộ Tài chính (2014), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Ngân

sách nhà nước năm 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13.Cục Thống kê Hà Nội (2015), Niên giám thống kê 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội.

14.Cục Thống kê Hà Nội (2016), Niên giám thống kê 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội.

15.Cục Thống kê Hà Nội (2017), Niên giám thống kê 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16.Dương Đăng Chinh (2006), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

17.Nguyễn Hồng Hà (2012), “Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị

dự toán: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Tài chính, (2), Tr.

10-13.

18.Nguyễn Ngọc Hải (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách

nhà nước cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam, Luận án Tiến

sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

19.Nguyễn Ngọc Hùng, 2012. Quản lý ngân sách nhà nước. Hà Nội: NXB Thống kê.

20.Bùi Thị Lan Hương (2012), Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát

triển giáo dục đào tạo trên đại bàn huyện Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ kinh tế,

21.Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), Tăng cường quản lý chi ngân

sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Thái Bình, Luận văn

Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22.Mai Phương (2012), “Giải pháp cải cách, tăng cường tự chủ tài

chính của các đơn vị sự nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (2), Tr. 14-15.

23.Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, NXB Chính trị quốc gia. 24.Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo năm 2015- Những nhiệm vụ chủ yếu năm

2014, Hà Nội.

25.Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo năm 2016- Những nhiệm vụ chủ yếu năm

2015, Hà Nội.

26.Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo năm 2015 - Những nhiệm vụ chủ yếu

năm 2016, Hà Nội.

27.Trần Thị Thúy, 2015. Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại

quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế.

Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội.

28.UBND huyện Ba Vì (2015), Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách

nhà nước, Hà Nội.

29.UBND huyện Ba Vì (2016), Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách

nhà nước, Hà Nội.

30.UBND huyện Ba Vì (2017), Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách

nhà nước, Hà Nội.

31. http://www.mof.gov.vn 32. http://www.chinhphu.vn 33.http://www.moet.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 111 - 117)