Tiếp tục triển khai thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 101 - 104)

Tự chủ chi hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ, chi thu học phí và các khoản thu sự nghiệp khác, chi hoạt động dịch vụ. Những khoản chi không thường xuyên như chi chương trình mục tiêu quôc gia, chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên...phải theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Được tự quyết định một số khoản chi quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn mức cao hơn hoặc thấp hơn mức chi của Nhà nước. Ngoài ra, được chủ động phần chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước...để chi trả cho cán bộ, giáo viên trên nguyên tắc người có hiệu suất công tác cao đóng, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được chi trả thu nhập cao hơn.

Thực tế ở huyện Ba Vì hiện nay hầu hết các trường đều đã thực hiện nghị định này. Điều này là đáng khích lệ, tuy nhiên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Đối với các cơ sở giáo dục khi áp dụng nghị định 43, trên cơ sở nguồn tài chính ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị, các định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, giáo viên thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi. Khi xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

-Quy chế chi tiêu nội bộ do Hiệu trưởng các trường ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi, công khai trong đơn vị, có ý kiến tham gia của công đoàn trong đơn vị.

-Kế hoạch để theo dõi và giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giáo dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.

-Quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phù hợp với đặc thù của đơn vị và tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả.

-Những nội dung chi nằm trong phạm vi quy chế chi tiêu nội bộ đã có chế độ tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì Thủ trưởng đơn vị được quy định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nớc quy định trừ một số tiêu chuẩn định mức.

-Đơn vị không được phép dùng kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết bị, đồ dùng tài sản trang bị tại nhà riêng cho cá nhân hoặc cho cá nhân mựơn dươí bất kể hình thức nào, trừ trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng.

Phạm vi và nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đặc thù; công tác phí trong nước; chi tiêu hội nghị; chi tuyên truyền thông tin liên lạc; chi văn phòng phẩm; chi nghiệp vụ chuyên môn; ngoài ra còn các khoản chi khác.

Đối với các đơn vị có thu tự đảm bảo một phần chi phí thì mức ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm đựơc tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hết thời hạn 3 năm, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.

Để phát huy những kết quả đã đạt được và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/CP, cơ quan tài chính và các trường cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

Một là, Cơ quan tài chính sớm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả của Nghị định 16/2015/NĐ-CP để có hướng sửa đổi cho phù hợp với thực tế như qui định mức thu học phí và các khoản thu sự nghiệp khác một cách hợp lý,

nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường có cơ hội phát triển trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đầu tư còn hạn chế, phần kinh phí này cho phép các trường dùng mua sắm trang thiết bị giảng dạy, thực hành, thực tập và tăng thêm thu nhập hơn nữa cho cán bộ, giáo viên.

Hai là, các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của các trường được giao tự chủ, nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, đồng thời cần tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho các trường Mầm non, Tiểu học và THCS.

Ba là, Bộ Tài chính cần phối hợp với các bộ để sửa đổi mức và thời điểm thanh toán thu nhập tăng thêm cho đội ngũ cán bộ giáo viên; có quy định để cụ thể mức mua sắm tài sản từ nguồn thu học phí là chi phí hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhằm bảo đảm sự khuyến khích đầu tư.

Bốn là, về phía các trường, cần tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng, xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng cán bộ giáo viên, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ. Ngoài ra, phải cói trọng và tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân.

Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định rằng, việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường theo Nghị định 16 là đúng hướng, hợp quy luật. Song, để tạo dựng hình ảnh của nhà trường trước xã hội, khu vực và quốc tế, đòi hỏi Nhà nước và mỗi trường phải tiếp tục đổi mới cơ chế, cách thức hoạt động tài chính phù hợp với cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế về giáo dục. Đây là một yêu cầu cấp bách và lâu dài, đồng thời

cũng là giải pháp hữu hiệu, quan trọng trong việc huy động tối đa các nguồn lực cho việc phát triển giáo dục đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)