Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện ảnh hưởng đến quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên,, kinh tế-xã hội của huyện

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp huyện Hòa Bình, phía tây giáp huyện Phú Thọ và phía Bắc giáp huyện Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008.

Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.

Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện.Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện.

Về kinh tế xã hội (số liệu hết năm 2017): Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22 (2015-2020). Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề

ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 11.721 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 5.954 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế đạt 17%.

- Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.763 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè sản lượng đạt 13.100 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 11.230 tấn/năm.

- Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 415 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.

- Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 2.325 tỷ đồng, tăng 52,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 76 tỷ đồng, thu hút 1,8 triệu lượt khách đến với Ba Vì. Huyện có 17 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.

- Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 11.850 lao động; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục phát triển;

- Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững;

- Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra.

Với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và bảo vệ tổ quốc được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của Thành ủy, HĐND, UBND và các Sở ngành Thành phố, sự đóng góp của các doanh nghiệp. Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị

quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22 đã đề ra (năm 2015- 2020). Xây dựng Ba Vì trở thành huyện phát triển của thành phố Hà Nội vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

2.1.2. Khái quát về giáo dục đào tạo

Ba Vì là huyện đông dân, địa bàn rộng; điều kiện kinh tế khó khăn, phát triển không đồng đều giữa các vùng miền. Nhiều trường thiếu diện tích đất, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu phòng học, thiếu các phòng chức năng, phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học hiện đại chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu;

Đội ngũ giáo viên tuy đủ về số lượng, song còn mất cân đối, giáo viên vẫn phải dạy chéo môn; số giáo viên hợp đồng lâu năm còn nhiều, đời sống gặp nhiều khó khăn;

Tuy nhiên trong những năm gần đây công tác GD&ĐT đã có những thay đổi đáng kể về số lượng lẫn chất lượng. Số trường, lớp cũng như đội ngũ giáo viên không ngừng gia tăng. Toàn huyện duy trì 105 trường (37 trường Mầm non, 34 trường tiểu học, 35 trường THCS và PTCS); với 1.624 lớp, 44.410 học sinh. Cụ thể:

- Khối Mầm non: Toàn huyện có 37 trường, 129 nhóm trẻ và 279 lớp mẫu giáo. Tổng số trẻ huy động 11.916 cháu (tăng 282 cháu so cùng kỳ năm trước), trong đó nhà trẻ 3316/7464 đạt 44,4%, mẫu giáo 8600/8600 cháu đạt 100%.

- Khối Tiểu học: Có 34 trường, 492 lớp và 12.330 học sinh. Trong đó: Khối 1: 108 lớp, 2.818 học sinh; khối 2: 99 lớp, 2.451 học sinh; khối 3: 95 lớp, 2.396 học sinh; khối 4: 92 lớp, 2.173 học sinh; khối 5: 98 lớp, 2.492 học sinh. Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 100 %; duy trì sĩ số 100%. Huy động 343/492 lớp học 2 buổi/ngày với 8.559 học sinh, đạt 69.4%. Có 13 trường tổ chức lớp học bán trú với 1.305 học sinh tham gia.

- Khối THCS: Có 31 trường, 305 lớp, 9.139 học sinh (giảm 114 học sinh so năm trước). Trong đó: Khối 6: 73 lớp, 2.243 học sinh; khối 7: 79 lớp, 2414 học sinh; khối 8: 78 lớp, 2.461 học sinh; khối 9: 75 lớp, 2.021 học sinh. Tuyển sinh 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6

- Khối THPT: Có 4 trường, 109 lớp, 4.550 học sinh. Số học sinh bỏ học 90 em, chiếm 1,98%.

- TTGDTX-DN: có 9 lớp, 343 học sinh. Số học sinh bỏ học 31 em, chiếm 8,3 %, giảm 4,78% so với năm học trước.

Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm, chú trọng giải quyết tình trạng thiếu trường, lớp học công lập. đã triển khai xây mới 86 phòng học; Tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố là 84%, tăng 1,8% so với năm 2016. Số trường chuẩn Quốc gia đạt 57/83 trường (tăng 3 trường so với năm trước) đạt tỷ lệ 70,3%. Năm học 2016-2017, các chỉ tiêu thi đua có sự tiến bộ, phong trào thi đua của ngành giáo dục được xếp thứ 22/30 quận,huyện,thị xã (tăng 4 bậc so với năm học trước).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)