nghiệp giáo dục - đào tạo hợp lý, hiệu quả
Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo bên cạnh đảm bảo cân đối nguồn tài chính phù hợp với cơ cấu giáo dục đào tạo hiện có, còn có tác dụng điều chỉnh sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển theo định hướng của Nhà nước. Một cơ cấu chi hợp lý sẽ phát huy được hiệu quả đầu tư của đồng vốn NSNN.
Trong thời gian tới, kiến nghị một cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho các cấp học, bậc học theo hướng:
+ Hàng năm, huyện cần tăng tỷ trọng chi thường xuyên NSĐP cho chi đào tạo trong tổng chi cho giáo dục - đào tạo để giúp huyện có nguồn kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá tại địa phương. Trong chi đào tạo, phấn đấu tăng tỷ trọng chi dạy nghề trong tổng chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục đào tạo, đảm bảo đến năm 2020 ngân sách đầu tư cho đào tạo khoảng 5% tổng chi ngân sách địa phương cho giáo dục đào tạo.
+ Để đáp ứng được nhu cầu của giáo dục phổ thông, trong thời gian tới huyện vẫn cần phải dành ưu tiên, tăng tỷ lệ % chi giáo dục phổ thông trong tổng chi cho giáo dục đào tạo phù hợp với quy mô phát triển dân số của huyện. Trong những năm tới, cần tăng đầu tư cho cấp học phổ thông trung học nhằm mục tiêu phổ cập theo định hướng phát triển giáo dục đào tạo của cả nước.
+ Hoàn thiện cơ cấu theo 4 nhóm mục chi
Cơ cấu nhóm mục chi trong chi thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các hoạt động thường xuyên diễn ra ở các cơ sở, đơn vị giáo dục.
Như đã phân tích ở chương II, giai đoạn 2015-2017 phần lớn các khoản chi thường xuyên liên quan đến con người. Phần chi cho hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, cần phải xây dựng một cơ cấu chi theo 4 nhóm mục chi một cách hợp lý.
Trước mắt, địa phương phải dành nguồn đáp ứng đủ mức chi cho con người nhằm đảm bảo điều kiện tái tạo sức lao động của thầy cô giáo. Đồng thời, để hạn chế được những nhân tố ảnh hưởng đến làm tăng chi cho con người (thừa thiếu giáo viên ở các cấp học hiện nay), các trường nên có kế hoạch rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên hiện có, tinh giản biên chế những giáo viên không đủ điều kiện sức khỏe cũng như trình độ dạy học, tuyển mới giáo viên phù hợp với nhu cầu giảng dạy tại nhà trường, tránh hiện tượng tuyển dụng không phù hợp với nhu cầu, tuyển dụng do quen biết, tuyển dụng do phân bổ chỉ tiêu thi tuyển của phòng Giáo dục Đào tạo.
Nâng dần tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy và học trên địa bàn huyện. Trong việc mua sắm trang thiết bị dạy học, phòng Giáo dục và Đào tạo cần phải phối hợp với phòng Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức đấu thầu công khai, hạn chế tình trạng bỏ thầu thấp chất lượng thiết bị kém. Ngoài ra, việc mua sắm thiết bị dạy học phải dựa trên nhu cầu sử dụng của các trường, tránh hiện tượng một số thiết bị mua về không sử dụng dẫn tới lãng phí trong chi tiêu NSNN.
Giảm dần tỷ trọng các khoản chi quản lý hành chính, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi hội nghị, tiếp khách tránh lãng phí
Hàng năm, cần tăng dần tỷ trọng kinh phí dành cho mua sắm, sửa chữa nhỏ của ngành giáo dục đào tạo để từng bước khắc phục sự xuống cấp trường sở, hướng tới tạo cảnh quan sư phạm xanh sạch đẹp ở các trường trên địa bàn huyện
3.2.2. Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong cả ba khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân