7. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng đánh giá côngchức tại cơ quan chuyên môn thuộc
2.3.6. Về quy trình đánh giá
Hiện nay, quy trình đánh giá công chức đang được thực hiện theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức và viên chức, Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, việc đánh giá, phân loại công chức được thực hiện theo từng năm công tác. Trường hợp công chức khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).
Thời điểm đánh giá, phân loại công chức được tiến hành trong tháng 12, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
Qua nghiên cứu tài liệu, hiện nay cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 chưa có quy trình thực hiện riêng mà chủ yếu thực theo quy định trình tự, thủ tục đánh giá với công chức theo nhưng quy định của Chính phủ như sau:
Trước khi tiến hành đánh giá tập thể và cá nhân, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 triển khai, hướng dẫn công chức đang công tác tại cơ quan, đơn vị viết bản tự đánh giá, phân loại công chức.
Mỗi cá nhân chuẩn bị một bản tự đánh giá, phân loại theo những tiêu chí đánh giá đã được trình bày ở trên và thực hiện theo mẫu. Đồng thời, tự đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và đưa ra những phương hướng phấn đấu, biện pháp khắc phục và hoàn thiện bản thân trong thời gian tới. Tự nhận một trong bốn mức độ đánh giá theo quy định.
Ngay sau khi hướng dẫn công chức viết bản tự kiểm điểm, Thủ trưởng từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 sẽ thống nhất với côngchức của đơn vị lựa chọn một thời điểm nhất định để tổ chức một cuộc họp về đánh giá công chức. Đối với cơ quan không có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể công chức của cơ quan.
Bước 2: Từng cá nhân trình bày bản tự đánh giá, phân loại:
Sau khi được Thủ trưởng cơ quan hướng dẫn viết bản tự kiểm điểm. Từng công chức thực hiện đánh giá bản kiểm điểm của bản thân theo hướng dẫn dựa trên tinh thần độc lập, tự chủ và thẳng thắn. Sau đó, tự trình bày bản kiểm điểm của bản thân trong cuộc họp tại cơ quan, đơn vị với sự góp mặt của tất cả các công chức trong cơ quan, đơn vị.
Bước này, nhằm thể hiện tinh thần, ý thức tự phê bình của công chức đối với bản thân và đối với công việc.
Bước 3: Tập thể công chức tham gia nhận xét, góp ý:
Sau khi nghe công chức trình bày bản tự kiểm điểm. Tập thể công chức trong cơ quan, đơn vị sẽ thực hiện đóng góp ý kiến đối với từng công chức. Ý kiến đóng góp của tập thể là nhận xét những ưu điểm, nhược điểm của công chức và ý kiến đóng góp được lập thành biên bản, thông qua tại cuộc họp. Đồng thời, cá nhân được toàn thể công chức trong đơn vị góp ý tiếp thu và có
thể phản bác ý kiến của công chức nhận xét nếu có căn cứ cho rằng ý kiến nhận xét của họ là không khách quan và trái với sự thật.
Việc kiểm điểm, đánh giá người đứng đầu là Trưởng Phòng cơ quan chuyên môn thì phân công cho một người cấp phó chủ trì việc lấy ý kiến. Ý kiến đánh giá này sẽ được chuyển đến Chủ tịch UBND Quận 4, làm căn cứ để đưa ra kết luận đánh giá về công chức là thủ trưởng cơ quan chuyên môn.
Bước 4: Thủ trưởng cơ quan nhận xét, đánh giá đối với từng công chức: Sau khi nghe trình bày bản tự kiểm điểm của công chức, ý kiến đóng góp của toàn thể công chức thì thủ trưởng cơ quan chuyên môn sẽ đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá đối với toàn thể công chức trong đơn vị quản lý. Ý kiến đóng góp của thủ trưởng đơn vị là kết quả tổng hợp những ý kiến đánh giá của toàn thể công chức đối với công chức bị đánh giá, đó là sự đồng tình và không đồng tình về những nhận xét, đánh giá của bản thân công chức; ý kiến đóng góp của toàn thể công chức và từ đó đưa ra kết luận nhận xét đánh giá cuối cùng về toàn thể công chức trong đơn vị mà Thủ trưởng quản lý. Đồng thời, thủ trưởng cơ quan chuyên môn cũng đưa ra các quan điểm, nhận xét cá nhân của mình đối với từng công chức trong quá trình hoạt động tại đơn vị mình quản lý.
Bước 5: Tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại và công khai kết quả. Công chức cơ quan được phân công có trách nhiệm tổng hợp biên bản, phiếu lấy ý kiến đánh giá, phân loại công chức lập thành hồ sơ gửi công nhận kết quả đánh giá công chức cho Phòng Nội vụ Quận 4.
Bước 6: Giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền. Công chức có quyền khiếu nại, trình bày ý kiến, bảo lưu và báo cáo lên cấp trên những vấn đề không tán thành về nhận xét, đánh giá xếp loại đối với bản thân mình nhưng
phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
Bước 7: Căn cứ hồ sơ đánh giá công chức, kết quả giải quyết khiếu nại (nếu có), Thủ trưởng cơ quan chính thức ghi đánh giá xếp loại và ký tên vào bản tự nhận xét đánh giá của công chức.
Bước 8: Lưu hồ sơ, gửi kết quả (nếu có).
Thủ trưởng cơ quan công bố, công khai kết quả đánh giá công chức hàng năm; phân công công chức cơ quan tổng hợp kết quả đánh giá gửi về Phòng Nội vụ Quận 4 lưu hồ sơ công chức gồm bản đánh giá và thông báo kết quả đánh giá công chức.
Nhìn chung, đa số cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 tuân thủ trình tự đánh giá công chức hàng năm theo quy trình đánh giá nêu trên. Tuy nhiên, một số cơ quan chuyên môn vẫn chưa nắm được hết quy trình đánh giá, dẫn đến việc thực hiện không đảm bảo đầy đủ các bước. Bên cạnh đó, khi triển khai quy trình đánh giá thì bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong việc lấy ý kiến góp ý, nhận xét để người có thẩm quyền đánh giá công chức. Do tâm lý ngại va chạm, cào bằng, né tránh, thậm chí không ít trường hợp do bị áp đặt, thiếu dân chủ nên hầu như rất ít ý kiến được đưa ra tại các cuộc họp lấy ý kiến để đánh giá công chức.