7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện đánh giá côngchức cơ quan chuyên môn
3.2.6. Xác định và phát huy trách nhiệm của các chủ thể tham gia đánh
Xác định trách nhiệm trong đánh giá công chức là việc cần phải làm, không xác định trách nhiệm trong việc đánh giá công chức thì việc đánh giá công chức sẽ tùy tiện theo cảm tính.
Xác định trách nhiệm đánh giá công chức phải hướng vào ba chủ thể chính: (1) bản thân công chức; (2) đồng nghiệp; (3) thủ trưởng đơn vị. Phải hướng vào ba chủ thể này để xác định trách nhiệm vì ba chủ thể này có mối quan hệ ràng buộc về công việc hết sức mật thiết với nhau. Không ai hiểu rõ mình bằng mình; không ai hiểu cấp dưới của mình bằng người đứng đầu; và không ai hiểu đồng nghiệp bằng chính đồng nghiệp cùng trong đơn vị. Vậy trách nhiệm của ba chủ thể này chính là ở chỗ đã hiểu đúng thì phải đánh giá đúng chứ không được đánh giá sai. Tất nhiên, các ý kiến, kết luận đánh giá của tập thể đơn vị, đoàn thể và người dân là các ý kiến, kết luận có giá trị tham khảo rất quan trọng.
Hầu hết các nước trên thế giới đều ban hành Luật đạo đức công chức, trong đó có phần quy định về trách nhiệm pháp lý đối với việc nhận xét, đánh giá và sử dụng công chức. Ở nước ta, việc quy định trách nhiệm pháp lý trong việc đánh giá công chức nên được quan tâm nhiều hơn vào yêu cầu sát thực và bảo đảm tính chính xác cao.
Đánh giá công chức phải xác định vai trò của người đứng đầu. Trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác lãnh đạo, quản lý điều hành các hoạt động của cơ quan đơn vị. Việc phát huy và gắn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đánh giá công chức là rất quan trọng, cấp thiết. Trong đó chú trọng vai trò của thủ trưởng trong phân công, sử dụng, đánh giá, chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của mỗi công chức dưới quyền. Vì vậy, cần quy định cụ thể về trách nhiệm và xem xét trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác này.
Công việc của công chức liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau với phạm vi khác nhau theo thẩm quyền được phân công như đồng nghiệp, cấp trên trực tiếp, thủ trưởng đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội, các phòng ban khác, Nhân dân…Do vậy, nếu chỉ áp dụng một chủ thể đánh giá cho tất cả các vị trí công chức sẽ khó có thể đánh giá khách quan, toàn diện đối với công chức đó. Việc đa dạng hóa các chủ thể tham gia đánh giá công chức phù hợp với tính chất từng nhóm công việc là cần thiết để đánh giá công chức.
Tăng cường sự tham gia của chủ thể đánh giá là Nhân dân. Thực tế cho thấy tăng cường sự tham gia của Nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính đem lại nhiều lợi ích, làm tăng lòng tin của Nhân dân đối với Nhà nước cũng như tăng trách nhiệm trong hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trong công tác đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4, mặc dù nhân dân là một trong những chủ thể của quá trình đánh giá, nhưng trên thực
tế vai trò của Nhân dân chưa được thể hiện nhiều trong kết quả đánh giá. Do vậy, nên nghiên cứu mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng nhóm đối tượng công chức thuộc UBND Quận 4 một cách phù hợp, hiệu quả, tránh hình thức.
3.2.7. Nâng cao vai trò trách nhiệm, năng lực của bộ phận tham mưu công tác đánh giá công chức
Mọi yếu tố thành công hay thất bại trong quản lý đều do yếu tố con người quyết định, tuy nhiên với những nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của đánh giá, tinh thần trách nhiệm của người đánh giá chưa cao khiến cho công tác đánh giá mang tính cảm tính, hình thức, qua loa, chạy theo thành tích. Trên thực tế, công tác đánh giá công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 chưa có một bộ máy chuyên trách thực hiện công tác đánh giá, chỉ được thực hiện bởi công chức kiêm nhiệm và vai trò của họ chỉ là người tổng hợp và chuyển kết quả đánh giá tới Phòng Nội vụ Quận 4.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của đánh giá đối với công tác quản lý công chức thì UBND Quận 4 cần có những giải pháp nâng cao vai trò, chất lượng của bộ phận tham mưu thực hiện nhiệm vụ này. Cần tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về đánh giá cho đội ngũ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đánh giá công chức ít nhất 1 lần/năm. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng công chức nên đi sâu vào hướng dẫn phương pháp, quy trình và nguyên tắc đánh giá công chức bên cạnh cập nhật những quy định mới của pháp luật về đánh giá công chức. Thông qua buổi tập huấn, công chức cần có bài kiểm tra lại những kiến thức đã được tập huấn, đưa ra ý kiến của bản thân về khóa học, cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện tại đơn vị nhằm. Từ những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng, công chức cần tham mưu, đề xuất những ý kiến đóng góp thiết thực nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá công chức tại cơ quan, đơn vị.