7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Các yếu tố chủ quan
- Chủ thể đánh giá: Chủ thể đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với kết quả đánh giá, do đó có thể xuất hiện một số trường hợp sau đây khiến cho kết quả đánh giá không chính xác, thiếu khách quan, ảnh hưởng đến các quyết định nhân sự và niềm tin của công chức:
+ Chủ thể đánh giá dựa vào một hoặc một số ấn tượng nào đó đối với công chức bị đánh giá. Có thể vì đạt được một thành tích nổi bật nhất định mà kết luận đó tài năng, che mờ các khuyết điểm của họ hoặc vì một lỗi vi phạm mà kết luận sai lệch, che khuất những thành tích mà công chức đã đạt được trước đó.
+ Chủ thể đánh giá có định kiến, cực đoan trong đánh giá. Khi chủ thể đã có sẵn định kiến (tốt hoặc xấu) về đối tượng thì không thay đổi quan điểm dựa vào kết quả công việc. Theo đó, dù họ có hoàn thành tốt công việc thì chủ thể vẫn cho rằng họ không phải là người có tiềm năng hay có những người không thực hiện được công việc thì vẫn cho đó chỉ là hiện tượng nhất thời.
+ Chủ thể đánh giá không đánh giá trực tiếp đối tượng mà sử dụng một mô hình hoặc một người nào đó để đem so sánh với người bị đánh giá khiến cho đối tượng được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn hình
chiếu. Điều này có thể làm cho kết quả thiếu khách quan, sai lệch, phiến diện vì nó làm cho những đặc trưng tốt đẹp của người bị đánh giá không có ở mô hình hình chiếu.
+ Trong nhiều trường hợp, người đánh giá không đánh giá trực tiếp hoạt động của người bị đánh giá mà chỉ tiến hành làm phép so sánh người bị đánh giá với những người khác xung quanh. Người đạt mức trung bình hoặc khá trong một tập thể toàn người giỏi có thể dễ trở thành kém, ngược lại, người đạt trung bình trong tập thể kém có thể lại trở thành giỏi.
- Đối tượng đánh giá: Các đối tượng được đánh giá, cụ thể là công chức trong cơ quan hành chính nhà nước thường có tâm lý phản kháng với thay đổi và chủ nghĩa bình quân đã và đang tồn tại dẫn đến tình trạng “ai cũng như ai, không quá xuất sắc cũng không quá kém”.
- Tiêu chí đánh giá: Tiêu chí đánh giá thường khó xác định một cách rõ ràng. Trong hoạt động quản lý nhà nước, có nhiều hoạt động rất khó có thể lượng hóa thành những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả, chất lượng. Đặc biệt, có nhiều sản phẩm mà cá nhân hay cơ quan quản lý tạo ra chỉ có thể phát huy tác dụng sau một vài năm (như chính sách, nghị quyết, chương trình hành động) hoặc nhiều hoạt động mang tính chất liên ngành. Hiệu quả hay hoạt động tốt của một ngành chưa thể đem lại hiệu quả nếu chỉ đánh giá ở một bộ phận hoặc một cá nhân. Hệ thống đánh giá được đem áp dụng cho tất cả đối tượng nên sẽ không phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau, dẫn đến mọi người không tin vào hệ thống đánh giá.
- Phương pháp đánh giá. Phương pháp đánh giá công chức được lựa chọn áp dụng một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để có được kết quả đánh giá khách quan, công bằng và ngược lại có thể làm sai lệch kết quả đánh giá.