Phương pháp đánh giá côngchức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Những vấn đề cơ bản trong đánh giá côngchức cơ quan chuyên

1.3.4. Phương pháp đánh giá côngchức

Phương pháp đánh giá là cách thức, biện pháp thực hiện để tiến hành đánh giá công chức. Phương pháp đánh giá công chức quan hệ trực tiếp đến kết quả đánh giá. Các nước đều coi trọng việc lựa chọn phương pháp đánh giá, học hỏi tính khoa học của các loại phương pháp nhằm xây dựng phương pháp đánh giá phù hợp với thực tế. Công tác đánh giá công chức bao gồm nhiều nội dung như: phân chia thứ bậc đánh giá, trình tự đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá,… những điều này đều có ảnh hưởng quan trọng đến sự công bằng và minh bạch của công tác đánh giá. Với mỗi một quốc gia, công tác đánh giá công chức cũng có những điểm khác biệt trong phương pháp hay trình tự đánh giá.

Đánh giá công chức là một công việc khó khăn nên cần sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để đánh giá và phải được xây dựng một cách khoa học, linh hoạt, thích hợp với đối tượng được đánh giá, dễ hiểu, dễ tiến hành và đạt được sự đồng thuận giữa người tiến hành đánh giá và bên được đánh giá.

- Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo tiêu chí: Theo phương pháp này, thủ trưởng đơn vị xem xét từng tiêu chí đánh giá (đặc điểm của công chức được đánh giá) và cho điểm hoặc xếp hạng dựa trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước. Mỗi đặc điểm cần đánh giá có một thang điểm phù hợp. Thông thường các đặc điểm cần đánh giá về công chức bao gồm mức độ

hợp tác trong công việc, khả năng trao đổi, diễn đạt thông tin, tính sáng tạo, chấp hành kỷ luật về giờ giấc, nội quy làm việc, kỹ năng làm việc và một số đặc điểm khác tuỳ thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng đối tượng công chức.

- Phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định: Phương pháp này là sự vận dụng phương pháp quản lý theo mục tiêu đã và đang được áp dụng thành công trong nhiều tổ chức. Đánh giá hoạt động bằng phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định trước của tổ chức, nhằm xác định mức độ hoàn thành công việc của công chức; mức độ đạt được mục tiêu của cá nhân. Phương pháp này, đòi hỏi cơ quan, đơn vị phải xác định được hệ thống mục tiêu một cách cụ thể, khoa học. Đây là một cách thức so sánh tương đối hay đối với các mục tiêu đã đặt ra với việc thực hiện nó.

- Phương pháp đánh giá dựa vào những sự kiện đáng chú ý (phương pháp lưu giữ): Trong quá trình công tác của công chức thường có nhiều sự kiện đáng chú ý. Phương pháp này tập trung vào những sự kiện đáng chú ý nhằm xác định xem công chức xử lý như thế nào đối với các sự kiện đó. Một số sự kiện có ý nghĩa tích cực, một số khác có tác động tiêu cực, không nên xảy ra. Lãnh đạo ghi lại những sự kiện đáng chú ý của công chức, kể cả những sai lầm, trục trặc lớn hay những kết quả rất tốt trong khi thực hiện công việc của công chức, những kết quả bình thường không được đánh giá (tức là chỉ đánh giá dựa trên những sự kiện nổi bật). Đánh giá bằng phương pháp tập trung vào những sự kiện đáng chú ý nhằm xác định xem người công chức xử lý như thế nào với sự kiện đó; tác động tốt, không tốt, cách giải quyết. Trong quá trình thực hiện công vụ, người công chức có thể có những thành tích đột xuất, chẳng hạn, khi được giao thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt hoặc khi gặp một tình huống đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ; khi tham gia các phong trào...đây cũng là những cơ sở xem xét, đánh giá công chức. Tuy nhiên nếu

chỉ dựa vào những sự kiện nỗi bật thì việc đánh giá sẽ phiến diện và khó đảm bảo tính chính xác.

- Phương pháp đánh giá thông qua báo cáo: Đây là phương pháp đã được sử dụng nhiều tại các cơ quan hành chính nước ta những năm 80 của thế kỷ XX. Người báo cáo phải tường thuật về hoạt động của cấp dưới, xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ. Báo cáo sẽ được người quản lý cấp cao hơn xem xét và đưa ra những nhận xét cho cả người bị báo cáo và người thực hiện báo cáo.

- Phương pháp bình bầu: Đây thực chất là công đoạn của phương pháp cho điểm theo các tiêu chí. Kết quả của phương pháp đánh giá theo phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào người chủ tọa, không khí dân chủ trong đơn vị, cũng như mối quan hệ. Do vậy một số trường hợp, xuất phát từ nguyên nhân khác nhau, phương pháp đánh giá này khó đảm bảo tính công bằng. Đặc biệt với đặc điểm văn hóa Á Đông, kết quả bình bầu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan, mối quan hệ cá nhân giữa công chức, do đó kết quả bình bầu nhiều khi không phản ánh đúng năng lực và bản chất của người được đánh giá. Việc bình bầu trong đánh giá công chức được thực hiện theo hai hình thức: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay. Mỗi cách đều có ưu, nhược điểm riêng, cách làm phổ biến hiện nay là bỏ phiếu kín. Việc sử dụng phương pháp bình bầu thể hiện tính dân chủ trong đánh giá công chức, giúp nhà quản lý và công chức có thể biết được những suy nghĩ và đánh giá của tập thể đối với mình để từ đó điều chỉnh hành vi công vụ cũng như hành vi ứng xử cho phù hợp với văn hóa tổ chức.

Nhìn chung mỗi phương pháp đánh giá đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, không thể có một phương pháp duy nhất nào áp dụng chung cho mọi nghề nghiệp, mọi công chức cũng như ở những thời điểm khác nhau.

Trong thực tiễn đánh giá công chức cần có sự kết hợp linh hoạt các phương pháp đánh giá khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận 4, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)