7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Chủ thể đánh giá côngchức cơ quan chuyên môn thuộc UBND
bồi dưỡng, nâng lương trước hạn, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, công nhận hết tập sự, xem xét kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với công chức theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Chủ thể đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận UBND Quận
Chủ thể đánh giá công chức là người có trách nhiệm đưa ra nhận xét của bản thân đối với công chức được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí đã được thiết lập trước đó. Mỗi một chủ thể tiến hành đánh giá có những mặt mạnh và hạn chế khác nhau. Vì vậy để đánh giá công chức một cách toàn diện, khách quan phải kết hợp nhiều chủ thể đánh giá. Việc quyết định sử dụng những chủ thể nào để tiến hành đánh giá sẽ có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng công chức được đánh giá cũng như phạm vi công việc của từng công chức được đánh giá. Tùy theo mục đích, yêu cầu của hoạt động quản lý mà chúng ta xác định chủ thể nào là cần thiết và phù hợp với hoạt động đánh giá.
Đối với đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận, có thể kể đến một số chủ thể đánh giá chủ yếu như sau:
- Bản thân công chức tự đánh giá. Cá nhân tự đánh giá là loại hình đánh giá tương đối phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở biểu mẫu tự đánh giá do cơ quan quy định, cá nhân đưa ra ý kiến nhận xét, phản
ánh, tổng kết đối với chính bản thân và công việc của họ. Thông thường bản tự đánh giá của công chức là bước đầu tiên và là cơ sở đầu tiên để tiến hành quy trình đánh giá công chức hàng năm. Việc công chức tự đánh giá là rất quan trọng và cần thiết, đó là cơ sở để đối chiếu với kết quả đánh giá cuối cùng của cấp có thẩm quyền; đồng thời cách làm này cũng có tác dụng khích lệ sự tự sửa đổi của công chức. Mặt hạn chế của phương pháp này là công chức tự nhận xét thái quá về những ưu điểm của bản thân và nhận xét về hạn chế một cách qua loa, đại khái. Tự đánh giá phổ biến trong các chương trình quản trị theo mục tiêu, vì theo chương trình này các nhân viên sẽ hiểu được mục tiêu và tiêu chuẩn hoàn thành công việc của bản thân, từ đó đưa ra nhận xét chính xác về kết quả công việc mà bản thân đã đạt được. Tự đánh giá hiệu quả nhất khi nói được sử dụng như là một công cụ phát triển con người hơn là công cụ để đưa ra các quyết định hành chính.
- Tập thể cơ quan đánh giá. Đây là nhận xét, ý kiến của tập thể những người công chức trong cùng cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận. Cách thức này có thể bị hạn chế nếu người tiến hành đánh giá có tâm lý ngại va chạm và thường bị chi phối bởi yếu tố tình cảm nên thường kết quả đánh giá khó khách quan, công tâm nên thường chỉ được coi là kênh thông tin mang tính tham khảo
- Cấp trên đánh giá. Cấp trên đánh giá có hai đối tượng là cấp trên trực tiếp và thủ trưởng cơ quan. Đối với đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận thì kết quả đánh giá của thủ trưởng cơ quan được coi là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định. Để có được kết quả đánh giá phản ánh đúng thành tích công việc của công chức, thủ trưởng đơn vị phải là người có chuyên môn, có kiến thức và được tín nhiệm. Hơn nữa, họ phải óc phương pháp phù hợp và am hiểu công việc cũng như quá trình phấn đấu, lao động
của cấp dưới. Ngoài ra, để đánh giá có chất lượng tốt còn cần phải tham khảo ý kiến của các chủ thể đánh giá khác trước khi quyết định.
- Đánh giá của những người ngoài cơ quan. Đây là kênh thông tin không chính thức, đặc biệt phù hợp với những nước phát triển dịch vụ công. Những người ngoài cơ quan tham gia vào đánh giá, họ được xác định là khách hàng vì thế kết quả đánh giá của họ là một nguồn thông tin tham khảo rất cần thiết cho công tác đánh giá. Chính khách hàng này sẽ đặt ra yêu cầu đối với nền hành chính và từng công chức phải đáp ứng được các yêu cầu đó như thế nào. Để hoàn thiện nền hành chính thì cần phát huy vai trò kiểm soát của khách hàng, vì thế cần phải xây dựng được hệ thống các công cụ, cách thức để khách hàng tham gia đánh giá một cách hiệu quả đối với công chức.
Ngoài ra, chủ thể đánh giá còn có thể là đội ngũ chuyên gia quản lý nguồn nhân lực được mời tham gia đánh giá công chức. Họ thường không làm việc trong bộ máy nhà nước và là những người không có liên hệ trực tiếp đối với người được đánh giá. Đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận thì hầu như không sử dụng chủ thể chuyên gia để đánh giá công chức.