Tiêu chuẩn của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngàn hy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức tại trung tâm y tế quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Tiêu chuẩn của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngàn hy

định về y đức đối với đội ngũ Bác sĩ, y tá, dược sĩ; trong ngành giáo dục có quy định về các hành vi nhà giáo không được làm, thực chất là đạo đức đối với đội ngũ nhà giáo…Trong phạm vi xã hội, hoạt động nghề nghiệp không chỉ do viên chức trong tổ chức sự nghiệp công lập mà còn do tổ chức sự nghiệp ngoài công lập thực hiện. Thực tế cho thấy, dù công lập hay ngoài công lập thì nội dung chương trình, mục tiêu hoạt động nghề nghiệp của viên chức đều có yêu cầu giống nhau chỉ khác một điểm duy nhất là hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập đặt mục tiêu phục vụ nhân dân lên hàng đầu, không vì mục tiêu lợi nhuận tối đa. Còn các tổ chức sự nghiệp ngoài công lập thì động cơ phục vụ chịu ảnh hưởng theo quy luật của cơ chế thị trường, gắn với mục tiêu lợi nhuận tối đa. Điểm đặc thù này phản ánh yêu cầu để phát triển đội ngũ viên chức tận tụy, tài năng, phục vụ nhân dân được tốt, cần phải có cơ chế quản lý và chế độ, chính sách phù hợp, linh hoạt, mềm dẻo, gắn với tài năng, năng lực, kết quả làm việc để tạo nên sức hút nguồn nhân lực vào các tổ chức sự nghiệp công lập.

1.1.4. Tiêu chuẩn của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế ngành y tế

Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tiêu chuẩn của các chức danh này trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. Mỗi chức danh nghề nghiệp có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Về cơ bản, các chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y phải có các tiêu chuẩn sau:

- Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;

- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế; - Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật;

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ;

- Tôn trọng quyền của người bệnh, tôn trọng phụ nữ, quyền con người; - Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

- Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

- Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

- Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật làm cơ sở để lập kế hoạch chăm

sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

- Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y cơ bản, sơ cứu, cấp cứu;

- Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tiêu chuẩn của các chức danh này trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. Mỗi chức danh nghề nghiệp có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Về cơ bản, chức danh nghề nghiệp trên phải có các tiêu chuẩn sau:

* Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp :

- Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;

- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế; - Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật;

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ;

- Tôn trọng quyền của người bệnh;

- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: - Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ chuyên khoa.

* Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

- Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành;

- Có kiến thức và năng lực áp dụng phương pháp tiên tiến, kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh thuộc lĩnh vực chuyên khoa;

- Có năng lực đánh giá các quy trình, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn và đề xuất giải pháp; đánh giá kết quả biện pháp can thiệp dựa vào bằng chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức tại trung tâm y tế quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 30)