Kinh nghiệm của các đơn vị sự nghiệp ngàn hy tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức tại trung tâm y tế quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 47 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm của các đơn vị sự nghiệp ngàn hy tế

* Kinh nghiệm của Bệnh viện đa khoa thành phố Đà Nẵng

Với tốc độ phát triển KT-XH của thành phố, Đà Nẵng dần trở thành trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo tinh thần Nghị Quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành phố đang phấn đấu phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện tử… Thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp hướng đến mục tiêu đến

năm 2020 trở thành một trong 3 trung tâm chăm sóc sức khỏe hiện đại mang tầm khu vực và cả nước. Bệnh viện đa khoa thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện chiến lược phát triển bệnh viện, nâng cao chất lượng viên chức của đơn vị.

Từ năm 1998, Bệnh viện đa khoa thành phố đã thực hiện chính sách thu hút đội ngũ y, bác sĩ tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo y, dược có uy tín trên cả nước để bố trí về công tác tại bệnh viện. Đến nay, sau hơn 15 năm, bệnh viện đã thu hút được252 bác sĩ, trong đócó 04 tiến sĩchuyên ngành y học, 02 tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài.

Bệnh viện đa khoa thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tuyển sinh đào tạo ngành y bằng ngân sách của thành phố theo Đề án phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, có từ 20 - 40 chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm các đối tượng là học sinh các trường trung học phổ thông tại Đà Nẵng, Quảng Nam và trúng tuyển nguyện vọng 1 ngành y tại các trường Đại học y, dược ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Huế trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Các thí sinh được tuyển chọn tham gia Đề án sẽ được đào tạo hoàn toàn bằng nguồn ngân sách của thành phố Đà nẵng. Đối với những sinh viên và bác sĩ nội trú đang học tại các trường đại học trên sẽ được hỗ trợ chi phí học tập trong thời gian trước khi tham gia Đề án, bao gồm cả học phí và mức sinh hoạt phí cho từng địa phương nơi học tập.

Các y, bác sĩ được đào tạo theo Đề án của thành phố đã đóng góp vai trò rất lớn trong công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn cũng như khu vực. Chính từ sự đầu tư có hiệu quả nên chất lượng y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa thành phố không ngừng được nâng cao. Bệnh viện có nhiều chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực, như phẫu thuật và can thiệp tim mạch, hồi sức cấp cứu, nhi khoa, sản khoa, thần kinh, tiêu hóa, chấn thương chỉnh hình. Đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện đã chữa khỏi cho nhiều ca bệnh nguy hiểm, như

bệnh nhân ung thư, tim mạch… Bệnh viện cũng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thành công, mang lại hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn.

* Kinh nghiệm của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

Trong những năm vừa qua, để nâng cao chất lượng viên chức, Bệnh việc đa khoa tỉnh Quảng Nam đã khuyến khích, tạo điều kiện cho nhiều y sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, hộ sinh, kỹ thuật tham gia các khóa đào tạo tại các trường đại học y, dược. Bệnh viện cũng cử các bác sĩ, dược sĩ đi đào tạo các lớp sau đại học, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức được thực hiện liên tục, dựa trên quy hoạch cán bộ hàng năm của bệnh viện. Bệnh viện có chính sách hỗ trợ cán bộ đi học sau đại học, thu hút tuyển chọn những cán bộ y tế trẻ có năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị đạo đức về làm việc tại đơn vị để phát triển đội ngũ cán bộ trẻ kế cận có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý tốt, đủ sức đảm nhiệm công tác trong thời kỳ mới.

Hàng năm, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã đề xuất các đối tượng cần thu hút về bệnh viện làm việc và thông báo công khai cho các cơ sở đào tạo cán bộ y tế. Bệnh viện tăng cường tuyên truyền chính sách của Bệnh viện về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc. Bệnh viện đa khoa tỉnh đã đề xuất với lãnh đạo Sở Y tế đồng ý cho những người có trình độ chuyên môn sau đại học, từ chuyên khoa I trở lên, đã đến tuổi nghỉ hưu nếu còn đủ sức khỏe thì vận động ở lại làm công tác chuyên môn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ trẻ.

Việc thu hút nguồn nhân lực y tế tập trung về mặt chất lượng, ưu tiên những cán bộ là người địa phương đang công tác, những sinh viên đang học tập ở nước ngoài; thu hút cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao là người

ngoài tỉnh về bệnh viện làm việc. Đối với các bác sĩ đang công tác, Bệnh viện đa khoa tỉnh thực hiện các chính sách đãi giúp họ phấn khởi và yên tâm làm việc, giảm bớt tình trạng “chảy máu chất xám” sang các bệnh viện tư.

* Kinh nghiệm của Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

Để nâng cao chất lượng viên chức của bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã xây dựng quy hoạch cán bộ hàng năm để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng cơ cấu phù hợp giữa cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch đào tạo 5 năm của bệnh viện và điều chỉnh hàng năm cho phù hợp khi có sự biến động về nhân lực và yêu cầu nhiệm vụ của bệnh viện.

Bệnh viện đã thực hiện nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức khác nhau, kết hợp giữa đào tạo tại chỗ và cử viên chức về tuyến trên đào tạo; đào tạo chính quy tập trung và cập nhật, bồi dưỡng kiến thức hàng năm tại bệnh viện. Đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ là hình thức phù hợp khi Bệnh viện còn thiếu nguồn nhân lực. Thông qua Đề án 1816 và Đề án bệnh viện vệ tinh, bệnh viện đã mời nhiều bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện tuyến trên về hướng dẫn các kỹ thuật y học mới. Hàng năm, bệnh viện đã tổ chức hội thảo chuyên đề, như quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý chất thải y tế, quản lý an ninh trật tự trong bệnh viện…

Bệnh viện đa khoa huyện thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ đối với viên chức:

- Chế độ đào tạo: Bệnh viện hỗ trợ kinh phí, học phí, tài liệu, sinh hoạt phí trong suốt thời gian học tập trung.

- Thu hút, đãi ngộ: Bệnh viện có chế độ thu hút và đãi ngộ để giữ chân và động viên viên chức toàn tâm, toàn ý với công việc.

Bệnh viện xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho viên chức của bệnh viện, giúp họ có thể nghiên cứu tài liệu nước ngoài,

tiếp cận kiến thức mới của thế giới về y tế. Viên chức của bệnh viện cũng được tham gia nhiều khóa bồi dưỡng tin học để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, trong chuyên môn kỹ thuật, hội chẩn từ xa qua mạng. Bệnh viện đẩy mạnh hợp tác tốt với các Trường đại học y, dược, các bệnh viện chuyên khoa, tranh thủ mời được các chuyên gia giỏi về bệnh viện đào tạo tại chỗ, tổ chức Hội thảo khoa học, đồng thời giúp đỡ tận tình đối với cán bộ y tế của Bệnh viện khi Sở y tế cử đi học tại tuyến trên.

Bệnh viện khuyến khích viên chức tích cực nghiên cứu khoa học, tham gia các hội thảo khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm giảm thời gian chờ đợi, giảm sự đi lại của đối tượng phục vụ, bảo đảm hiệu quả khám, chữa bệnh.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế trong nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, Nhà nước xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy để thống nhất trong xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y. Những văn bản pháp quy này là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp cụ thể cho từng loại công việc của viên chức. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của viên chức và là chuẩn mực để viên chức phấn đấu, rèn luyện

Hai là, để nâng cao chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế, viên chức phải được đào tạo cơ bản trong các trường đại

học và được đào tạo, bồi dưỡng liên tục bằng các hình thức và nội dung khác nhau sau khi tuyển dụng.

Ba là, đề cao vai trò của công tác thu hút và tuyển dụng viên chức trong việc nâng cao chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. Các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng, thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch, công bằng, tuyển dụng được những ứng viên có chất lượng. Các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế hiện nay đang phải cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, vì vậy phải xây dựng chính sách thu hút nguồn lực có chất lượng cao đủ mạnh.

Có kế hoạch tuyển dụng, thu hút cán bộ phù hợp với vị trí công việc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bệnh viện, liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng Y, Dược trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận để cung cấp nguồn ứng viên trẻ, có trình độ chuyên môn cho bệnh viện.

Các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế cần có các giải pháp giúp cho những viên chức mới, chưa có kinh nghiệm, cử những người có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, giúp họ bắt nhịp với môi trường làm việc.

Bốn là, kinh nghiệm của nhiều đơn vị cho thấy, muốn nâng cao chất lượng viên chức ngành y cần quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, đầu tư thỏa đáng cho công tác này. Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành y phải thiết thực, áp dụng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau: đào tạo tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tại bệnh viên; đào tạo, bồi dưỡng chính quy và tại chức, kết hợp với các hội thảo khoa học trao đổi học thuật. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tình hình thực tế về nguồn nhân lực, vật lực của bệnh viện. Đối với những bệnh viện có điều kiện có thể cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng các khóa ngắn hạn ở nước ngoài. Viên chức sau đào tạo, bồi

dưỡng phải sử dụng hiệu quả, phân công đảm trách đúng chuyên môn, nghiệp vụ.

Năm là, xây dựng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tinh giảm biên chế đồng thời với nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, chú ý trẻ hoá, chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế và đổi mới cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước.

Sáu là, sử dụng, đánh giá viên chức công khai, dân chủ, công bằng, căn cứ vào kết quả làm việc. Các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế cần thay đổi cơ chế sử dụng, đánh giá viên chức phù hợp, thực hiện chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ, tạo môi trường và động cơ làm việc cho viên chức, giúp họ phấn khởi, yên tâm, không ngừng tu dưỡng, học tập nâng cao năng lực, trình đội và chất lượng khám, chữa bệnh.

Xây dựng nội quy, quy chế của bệnh viện, quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý để giữ chân và động viên viên chức y tế toàn tâm, toàn ý với công việc, thu hút nhân viên y tế có tình độ chuyên môn cao về công tác tại bệnh viện.

Bảy là, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh đối với viên chức. Kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật viên chức phải công bằng, theo các tiêu chí cụ thể. Có cơ chế luân chuyển, thôi chức, miễn nhiệm đối với viên chức lãnh đạo, quản lý.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 học viên đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế; viên chức, tiêu chuẩn của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế; chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế; tiêu chí đánh giá chất lượng viên chức; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiêu chuẩn của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế được xác định ở 3 nội dung: tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; tiêu chuẩn về trình độ đạo tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Để đánh giá chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế, chúng ta căn cứ vào các tiêu chí: Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức; tiêu chí về kiến thức, kỹ năng; tiêu chí về mức độ hoàn thành nhiệm vụ; tiêu chí về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: phong cách và phương pháp lãnh đạo, quản lý của những người lãnh đạo, quản lý đơn vị; cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tuyển chọn viên chức; đào tạo, bồi dưỡng viên chức; kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức và nguồn lực tài chính.

Để có cơ sở khoa học phân tích, thực trạng chất lượng viên chức tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức tại trung tâm y tế quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 47 - 55)