7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại Trung tâm Y tế
năm theo các quy định của Luật viên chức và của Bộ Y tế. Đánh giá cán bộ, viên chức chủ yếu căn cứ vào kết quả làm việc, phân loại cán bộ, viên chức làm cơ sở cho việc bố trí, phân công công việc, thực hiện chính sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển, điều động và phát triển chức nghiệp của cán bộ, viên chức. Thông qua đánh giá, lãnh đạo Trung tâm có cơ sở để bổ sung, điều chỉnh mục tiêu hoạt động và phương pháp lãnh đạo, quản lý có hiệu quả, thiết thực.
Ba là, tạo môi trường và điều kiện làm việc cho viên chức của Trung tâm Y tế quận.
Môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng và kết quả làm việc của viên chức. Tạo môi trường và điều kiện làm việc làm cho viên chức phấn khởi, yên tâm làm việc, gắn bó và trách nhiệm với Trung tâm.
Lãnh đạo Trung tâm cần có kế hoạch cụ thể xây dựng văn hóa cơ sở, xây dựng phong cách lãnh đạo khoa học, sử dụng các phương pháp quản lý phù hợp, tạo môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết, hỗ trợ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công việc cần cung cấp đầy đủ điều kiện làm việc, các trang thiết bị cần thiết. Đồng thời lãnh đạo Trung tâm cũng cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử, quy chế phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới và giữa các khoa, phòng chuyên môn; kịp thời giải quyết mâu thuẫn nội bộ; khen thưởng và công nhận thành tích của các cá nhân, đơn vị.
3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại Trung tâm Y tế quận tâm Y tế quận
Các Trung tâm Y tế quận, huyện hiện nay thu hút chủ yếu là bác sĩ đa khoa về công tác, nhưng để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật hiện nay đòi hỏi bác sĩ phải có bằng chuyên khoa sau đại học hoặc chuyên khoa định hướng
một số chuyên ngành, trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm hiện nay còn rất khó khăn. Trung tâm rất khó để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho bác sĩ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng (thời gian đào tạo chuyên khoa định hướng là 12 tháng, đào tạo sau đại học là 24 tháng). Bên cạnh đó, các quy định của Nhà nước về đền bù kinh phí đào tạo khi viên chức không trở về đơn vị công tác vẫn còn bất cập, Trung tâm gặp nhiều khó khăn khi thu hồi kinh phí đào tạo.
Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng về các mặt để nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một trong những giải pháp hết sức quan trọng và là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng viên chức của Trung tâm. Để hoàn thiện nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức, Trung tâm cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng viên chức với các hình thức, đối tượng cụ thể sau:
- Đào tạo dài hạn: đào tạo đại học và sau đại học
+ Đào tạo đại học: đối tượng đào tạo là cán bộ y tế trẻ như y sĩ, điều dưỡng trung cấp, dược sỹ trung cấp, hộ sinh trung cấp, kỹ thuật viên trung cấp tham gia đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh tại Trung tâm. Trung tâm lựa chọn, cử viên chức tham gia đào tạo tại các Trường đại học y dược, như: Đại học y dược Huế, Đại học y dược Đà Nẵng, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học, cử nhân y tế cộng đồng, bác sĩ răng hàm mặt, cử nhân điều dưỡng, cử nhân hộ sinh, kỹ thuật viên gây mê.
+ Đào tạo sau đại học: Đối tượng là các bác sĩ, dược sĩ, tham gia đào tạo các khóa sau đại học như chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ để nâng cao trình độ, đáp ứng đủ cán bộ cho các chuyên môn sâu của Trung tâm. + Đào tạo cán bộ quản lý: Cử cán bộ trong quy hoạch tham gia các lớp đào tạo về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước. Xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào quy hoạch cán bộ hàng năm. Trung tâm Y tế quận cần ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ viên chức đi học sau đại học, thu hút tuyển chọn những cán bộ y tế trẻ có năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị, đạo đức về làm việc tại Trung tâm.
- Đào tạo ngắn hạn, tổ chức các hội thảo, chuyên đề.
+ Đào tạo sau khi được tuyển dụng: đối tượng là cán bộ y tế trẻ mới được tuyển dụng vào Trung tâm, cán bộ y tế mới tham gia làm công tác thủ thuật. Với hình thức này, đơn vị sử dụng viên chức có thâm niên công tác trong lĩnh vực cần đào tạo hướng dẫn cho viên chức trẻ, chưa có kinh nghiệm.
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề: đối tượng tham gia là cán bộ tại các phòng chức năng của đơn vị. Trung tâm có thể tổ chức các hội thảo chuyên đề, như hội thảo chuyên đề về quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý vật tư, trang thiết bị, chất thải y tế, quản lý an ninh trật tự trong bệnh viện…
+ Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để viên chức tại Trung tâm có thể nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tiếp cận kiến thức mới của thế giới trong các lĩnh vực y học: chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, điều hành đơn vị y tế…
+ Bồi dưỡng trình độ tin học để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả nhất trong quản lý, điều hành và trong chuyên môn kỹ thuật, hội chẩn bệnh từ xa qua mạng.
- Đào tạo tại chỗ: Đây là loại hình thích hợp trong lúc Trung tâm còn thiếu nguồn nhân lực. Thông qua Đề án 1816, Trung tâm đã mời nhiều bác sĩ của bệnh viện tuyến trên về hướng dẫn kỹ thuật mới cho viên chức tại Bệnh viện. Đồng thời Trung tâm cần tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn chuyển giao kỹ thuật, nâng cao kỹ năng tay nghề cho viên chức.
Đối với viên chức làm công tác chuyên môn, Trung tâm cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn và trung hạn, các chương
trình tập huấn, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn, thích ứng được với sự thay đổi của kỹ thuật y học mới; liên tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học.
Để nâng cao chất lượng ĐT-BD viên chức, Trung tâm cần điều tra nhu cầu ĐT-BD của viên chức trong các khoa, phòng; đổi mới nội dung và phương pháp ĐT-BD, gắn lý thuyết với thực hành; có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tính chất công việc của Trung tâm; khuyến khích viên chức không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực.