Khái niệm chất lượng viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức tại trung tâm y tế quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm chất lượng viên chức

Chất lượng là một khái niệm khá phức tạp, tùy theo đối tượng sử dụng, khái niệm “chất lượng” có nội dung khác nhau. Khi xác định chất lượng của một loại hàng hóa hay dịch vụ, chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội. Vì vậy, khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, phải xét đến mọi đặc

tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng hoặc có khi chỉ phát hiện được trong quá trình sử dụng.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [45, tr.144]. Chất lượng của cá nhân được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin, năng lực; luôn gắn bó với tập thể, cộng đồng. Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, “chất lượng là phạm trù triết học, biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật [45, tr.116];

Để xác định chất lượng của một cá nhân ngoài phẩm chất, giá trị của chính bản thân con người đó thì một yếu tố quan trọng khác, đó là sự đánh giá của xã hội. Hay nói cách khác, phẩm chất, giá trị của cá nhân đó có đáp ứng nhu cầu của xã hội hay không. Và rõ ràng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội thì yêu cầu về chất lượng của cá nhân cũng có sự biến động khác nhau.

Khi nói đến chất lượng viên chức là nói đến những phẩm chất và năng lực của viên chức. Những phẩm chất và năng lực này thể hiện ở khả năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khi nghiên cứu về chất lượng viên chức, chúng ta có thể xem xét dưới hai đặc tính:

Một là, phẩm chất, giá trị của viên chức bao gồm: kiến thức, năng lực, các kỹ năng, phẩm chất đạo đức và sức khỏe. Đó là các yếu tố chuyên môn

được đào tạo, kinh nghiệm làm việc, năng khiếu cá nhân, yếu tố tiềm năng hoặc thiên bẩm để nâng cao năng lực làm việc.

Hai là, khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ở khía cạnh này, đó là sự đánh giá của đơn vị và đối tượng được phục vụ bởi viên chức.

Để đánh giá chất lượng viên chức cần đánh giá từng cá nhân viên chức, bởi mỗi viên chức vốn không tồn tại riêng biệt mà tồn tại trong một tổng thể thống nhất cả đội ngũ viên chức, đánh giá chất lượng viên chức là quá trình đánh giá tổng thể mọi mặt của cá nhân viên chức đó trong đơn vị. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay thì mỗi yêu cầu đối với viên chức ngày càng cao hơn, ngoài những tố chất cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, học vấn và kỹ năng làm việc thì viên chức trong giai đoạn hiện nay phải là những người có phẩm chất đạo đức, chính trị, đồng thời cũng phải là người đi đầu, noi gương, có tính kỷ luật, có trách nhiệm với đơn vị và cộng đồng.

Qua những quan niệm trên, có thể rút ra quan niệm về chất lượng viên chức như sau: Chất lượng viên chức là tổng hợp các tiêu chí đánh giá con người thông qua các tiêu chí về đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực cá nhân, hiệu quả thực hiện công việc của cá nhân mỗi viên chức và các mặt hoạt động của viên chức đó trong đơn vị.

1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức tại trung tâm y tế quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)