Các hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Các hoạt động của tổ chuyên môn

1.3.5.1. Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch

Đây là bước đầu tiên trong chuỗi hoạt động của Tổ chuyên môn, thông qua kế hoạch năm học, TTCM triển khai chỉ đạo các thành viên trong tổ thực hiện theo các nội dung, chương trình đã được đề ra trong kế hoạch năm học.

Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam được xác định rõ trong Điều 27 Luật giáo dục như sau: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh

19

phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [10]

Như vậy, có thể thấy rất rõ trong việc định hướng mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện cho các em học sinh, đây cũng là tiêu chí cần được cụ thể hóa trong các nội dung, chương trình hoạt động mà người cán bộ QL cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi chọn lựa nội dung, chương trình. Cũng theo Luật giáo dục “Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học”.[10]

Trong giai đoạn hiện nay nội dung, chương trình giáo dục có sự phân hóa lớn khi Bộ giáo dục cho phép các cơ sở giáo dục lựa chọn bộ sách giáo khoa để phù hợp vào vùng miền, đặc điểm địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thực chất của việc dạy và học.

1.3.5.2. Triển khai các hoạt động chuyên đề

Trong năm, các tổ chuyên môn thường xây dựng một đến hai chuyên đề, việc xây dựng, triển khai các chuyên đề là rất cần thiết, các chuyên đề cần tập trung vào những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng bộ môn, các bài dạy khó, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…

Việc triển khai các chuyên đề cần được tổ chức thực hiện có kế hoạch, kèm theo kiểm tra đánh giá thì mới có chất lượng và hiệu quả tốt. Trong một năm học cần cơ cấu hợp lý, khoa học các mảng đề tài, mỗi giáo viên chỉ nên

20

đảm nhận một chuyên đề để họ chuyên tâm nghiên cứu; phân bổ thời gian phải phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và của tổ chuyên môn.

1.3.5.3. Rèn luyện kỹ năng sư phạm, nâng cao chất lượng giờ dạy

Giảng dạy là nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường nói chung và của các tổ chuyên môn nói riêng, đây là hoạt động quyết định thành bại của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng giờ dạy là nhiệm vụ của mỗi giáo viên và TCM. Qua các tiết dạy các thành viên trong tổ có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tồn tại, những nhược điểm nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm của giáo viên để có những giờ giảng hay, chất lượng và hiệu quả.

1.3.5.4. Tổ chức dự giờ, thao giảng

Dự giờ, thao giảng là nhiệm vụ bắt buộc theo quy định đối với mỗi người giáo viên. Là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển chuyên môn, dự giờ sẽ giúp cho giáo viên được dự giờ chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Việc dự giờ còn giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ những tiết dạy của đồng nghiệp, thông qua việc xử lý tình huống của đồng nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy. Bởi vậy, ngoài mục đích đánh giá năng lực giáo viên thì điều quan trọng là các tổ, nhóm cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, và cả về kiến thức, phong cách lên lớp, tổ chức lớp học…

1.3.5.5. Bồi dưỡng học HSG và phụ đạo học sinh yếu

Bồi dưỡng học sinh giỏi là hoạt động mũi nhọn của các nhà trường hiện nay. Đây là công tác quan trọng nhằm khẳng định vị thế, thương hiệu của nhà trường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội mà có sự ảnh hưởng đến nguồn lực mũi nhọn này.

Phụ đạo học sinh yếu cũng là nhiệm vụ cần thiết ở trong trường THPT, làm thế nào để động viên, khích lệ học sinh tham gia lớp học đã là sự thành

21

công. Trong đó, giáo viên tham gia giảng dạy phải nhiệt tình, tận tâm, chu đáo và cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực đối với những học sinh nhận thức chậm, chưa chăm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)