Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

vụ giáo viên.

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên ở cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp nâng cao năng lực

69

chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đội ngũ GV hiện tại hầu hết được đào tạo theo phương pháp cũ, nặng về truyền thụ kiến thức. Hiện nay, định hướng đổi mới GD nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS đòi hỏi GV phải thay đổi, mới có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn GD. Như vậy, vai trò của công tác bồi dưỡng GV hết sức quan trọng. Mục tiêu của biện pháp là nâng cao phẩm chất, đạo đức chính trị; năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp

Thứ nhất, phải bồi dưỡng GV về PPDH. Nếu trước kia phương pháp dạy học của giáo viên nặng về truyền thụ kiến thức, chủ yếu “ đọc - chép”. Thì nay, GV phải hướng dẫn học sinh về phương pháp học nhiều hơn. Học sinh phải tự học nhiều hơn, phải biết huy động tổng thể kiến thức, kỹ năng, tiềm lực của mình để thực hiện mục tiêu GD, trong quá trình đó sẽ rèn luyện năng lực sáng tạo. Thay đổi đào tạo trang bị kiến thức sang trọng tâm đào tạo năng lực sư phạm; trong đó chú ý các năng lực chuẩn đoán, thiết kế, tổ chức, thực hiện và giám sát đánh giá, giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục. Dạy thế nào để học sinh có thể phát triển phẩm chất, năng lực thì mới đạt được yêu cầu. Đó là cả một quá trình rèn luyện, không thể một sớm một chiều.

Thứ hai, trong chương trình GDPT mới xuất hiện một số môn học mới; GV được đào tạo từ dạy một môn sang dạy môn học tích hợp, liên môn. GV phải được bồi dưỡng, đào tạo lại để có đủ kiến thức chuyên môn, phương pháp để thực hiện giảng dạy theo môn học mới.

Thứ ba, bồi dưỡng các năng lực cốt lõi theo yêu cầu đổi mới GDPT như: Xây dựng kế hoạch nhà trường định hướng phát triển năng lực người học; kiểm tra đánh giá theo năng lực; tổ chức các hoạt động trải nghiệm…

70

đức nghề nghiệp, để phát triển hài hòa giữa đạo đức, năng lực nghề nghiệp.

Giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chi tiết, cụ thể theo lộ trình đổi mới chương trình phổ thông. Trong đó, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm để từ đó cụ thể hóa thành kế hoạch chi tiết, triển khai đồng bộ.

Chỉ đạo xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV theo chuẩn nghề nghiệp GV (mới) đã được ban hành. Trên cơ sở đó, triển khai công tác bồi dưỡng GV theo quy định nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ, từng bước đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu GD trong giai đoạn mới.

Trong quá trình đó, cần lựa chọn đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng sau đó tiến hành phổ biến đại trà trong cơ quan, đơn vị.

Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác bồi dưỡng, trong đó dự kiến đưa ra 3 hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng trực tiếp; bồi dưỡng qua mạng; bồi dưỡng kết hợp trực tiếp và qua mạng. Trong đó, chủ yếu vận dụng phương thức tự học, tự học có hướng dẫn. Các lớp bồi dưỡng tập trung (nếu có) chủ yếu để báo cáo viên hướng dẫn thêm những nội dung mới hoặc khó, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, rèn luyện năng lực nghề nghiệp.

3.3.3.3. Tổ chức thực hiện

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên môn Hiệu trưởng cần thực hiện theo một số nội dung và cách thức như: Tổ chức hội thảo và làm tốt công tác tư tưởng cũng như yêu cầu của ngành đối với việc tự bồi dưỡng của giáo viên. Yêu cầu tổ chuyên môn có kế hoạch phân công giáo viên trong tổ bồi dưỡng, tư vấn giúp đỡ đồng nghiệp mình. Giao cho tổ trưởng chuyên môn làm những chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ, giao cho giáo viên có chuyên môn tốt làm trước, cả tổ đi dự sau đó rút kinh nghiệm, các giáo viên học tập, rồi giao dần các chuyên đề để họ được khẳng định và

71

thể hiện khả năng. Tất cả giáo viên đều phải có sổ bồi dưỡng chuyên môn, nội dung ghi những kinh nghiệm, hoặc tình huống… Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại giáo viên, đồng thời tích cực động viên giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)