8. Cấu trúc của luận văn
2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT
2.3.1. Thực trạng việc biên chế tổ chuyên môn
Việc biên chế, tổ chức sắp xếp các tổ chuyên môn thuộc quyền hạn của Hiệu trưởng, tùy đặc thù trường, lớp mà có sự phân bổ biên chế tổ chuyên môn cho phù hợp với thực tế công việc của cơ sở giáo dục.
37
Hiện nay trên địa bàn huyện Đắk Song có 03 trường THPT và 01 trường THCS THPT-Dân tộc nội trú. Qua khảo sát tình hình thực trạng biên chế tổ chuyên ở các trường như sau: Trường THPT Đắk Song có 09 tổ chuyên môn gồm các tổ: Toán-Tin, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Lịch Sử - GDCD, Địa Lý, Thể Dục-QPAN; các trường còn lại: THPT Phan Đình Phùng, THPT Lương Thế Vinh, THCS THPT-Dân tộc nội trú Đắk Song mỗi trường chỉ biên chế 2 tổ chuyên môn đó là: Tổ Khoa học tự nhiên (KHTN), và tổ Khoa học xã hội (KHXH). Như vậy, có thể thấy ngoài trường THPT Đắk Song có 09 tổ chuyên môn, các trường còn lại do đặc thù số lớp ít nên được biên chế tổ ghép (THPT Phan Đình Phùng có 12 lớp; THPT Lương Thế Vinh có 09 lớp; THCS THPT-Dân tộc nội trú Đắk Song có 7 lớp). Đây là một trở ngại lớn trong công tác quản lý, đặc biệt là quản lý hoạt động tổ chuyên môn, bởi việc ghép nhiều nhóm chuyên môn trong một tổ sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong công tác quản lý, điều hành chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn. Qua khảo sát thực tế phần lớn các ý kiến cho rằng việc sinh hoạt trong một tổ ghép nhiều chuyên môn là bất hợp lý, kém hiệu quả, ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động như: Xây dựng kế hoạch, góp ý dự giờ chuyên môn, hội thảo chuyên đề. Kết quả khảo sát với câu hỏi: “Theo quý thầy (cô) việc biên chế tổ ghép ở các tổ chuyên môn có ảnh hưởng gì không?”.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về việc biên chế tổ ghép ở các tổ chuyên môn
TT Nội dung ảnh hưởng CBQL TTCM, GV
SL % SL %
1 Ảnh hưởng rất lớn 2 25 % 73 79,3 %
2 Có ảnh hưởng 5 62,5% 16 17,3 %
3 Ảnh hưởng ít 1 12,5% 3 3,2 %
38
Từ kết quả thu được người Hiệu trưởng cần xác định rõ trên thực tế nhà trường, với đặc thù trường, lớp; việc bố trí các tổ chuyên môn riêng, lẻ nhất thiết phải có biện pháp quản lý khoa học, hợp lý để các nhóm chuyên môn sinh hoạt trong tổ ghép hiệu quả, có chất lượng. Đây là trách nhiệm của CBQL, của TTCM.
2.3.2. Thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn được bổ nhiệm theo quy định tại Điều 16, Điều lệ trường trung học, về cơ bản đội ngũ này được xây dựng phần lớn xuất phát từ giáo viên mà ra. Đây là những người có uy tín, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt, được tập thể, giáo viên tín nhiệm. Tuy nhiên phần lớn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trưởng thành từ giáo viên khi được bổ nhiệm thường chưa kinh qua các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý; mà chủ yếu là vừa làm vừa học. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho công tác hoạt động ở các tổ chuyên môn chưa đi vào chiều sâu. Khi được hỏi về công tác bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn qua phiếu khảo sát cho thấy về phần lớn trả lời bao gồm hai ý kiến đó là lấy ý kiến của giáo viên sau đó Hiệu trưởng ra quyết định, điều này thể hiện được có sự tập trung, dân chủ trong công tác nhân sự. Đây cũng là cơ sở tạo sự đồng thuận cao trong công tác.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về quy trình bổ nhiệm TTCM
TT Hình thức bổ nhiệm CBQL TTCM, GV
SL % SL %
1 Hiệu trưởng quyết định 0 0 % 5 5,4 %
2 Lấy ý kiến của GV 1 12,5 % 0 0 %
3 Cả hai ý kiến trên 7 87,5 % 87 94,5 %
4 Ý kiến khác 0 0 % 0 0 %
39
quản lý cho các TTCM có hơn 75% trả lời chưa được tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng nào, qua đó một phần nào phản ánh được chất lượng trong công tác quản lý (phụ lục 2.bảng 2.9). Vì vậy, người Hiệu trưởng, CBQL phải biết phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn. Phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của họ trong công tác quản lý, trong đó cần xác định các nhiệm vụ chính của người tổ trưởng chuyên môn gồm:
2.3.2.1. Đối với giáo viên
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, học kỳ và cả năm học, nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu;
Có kế hoạch về sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học đúng theo phân phối chương trình;
Hướng dẫn xây dựng việc thực hiện kế hoạch cá nhân, bao gồm các hoạt động: soạn giảng giáo án lên lớp, bồi dưỡng, phụ đạo, sử dụng đồ dùng, thiết bị; công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN);
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, trong đó chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học;
Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kỳ quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học); Đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
40
2.3.2.2. Đối với học sinh
Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;
Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục;
Các hoạt động khác (theo sự chỉ đạo, phân công)
Người tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường THPT rất quan trọng, để thực hiện tốt việc điều hành, tổ chức một cách trôi chảy đòi hỏi phải có năng lực và trách nhiệm cao, cần được đào tạo cơ bản để đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu.
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
2.4.1. Quản lý xây dựng, thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn
Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn là một yêu cầu rất quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn ở các nhóm, tổ CM thông thường căn cứ dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường, từ đó TTCM dựa trên thực tế của nhóm, tổ mình để xây dựng kế hoạch tổ, kế hoạch tổ chuyên môn phải có sự ký duyệt của Hiệu trưởng. Thông qua kế hoạch tổ chuyên môn, Hiệu trưởng nắm bắt và quản lý hoạt động của các nhóm, tổ CM, người CBQL phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và kịp thời có những chỉ đạo, điều chỉnh; tùy thuộc vào đặc thù của mỗi nhóm, tổ CM mà có sự tác động nhất định, có thể chỉ tay dắt việc, hoặc chỉ đạo bằng văn bản. Thông thường các nhóm, tổ CM ngoài nhiệm vụ chung là giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh; có thể Hiệu trưởng giao thêm một số nhiệm vụ, công việc khác như: giáo dục hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tư vấn tâm lý, sức khỏe…
41
có sự linh hoạt, phù hợp với thực tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện kế hoạch chung của tổ. Khi được hỏi: “Việc xây dựng kế hoạch tổ (nhóm) trong tổ ghép có gây cho thầy (cô) khó khăn gì không?”.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về việc xây dựng kế hoạch tổ CM là tổ ghép
TT Khó khăn trong xây dựng KH tổ TTCM, GV
SL %
1 Rất khó khăn 5 5,4%
2 Khó khăn 18 19,5 %
3 Không việc việc gì 69 75 %
4 Ý kiến khác 0 0 %
Kết quả cho thấy việc xây dựng kế hoạch giữa các tổ, nhóm chuyên môn không gây khó khăn, bất cập gì nhiều, có 75% trả lời không có khó khăn gì, chỉ 5,4% cho rằng rất khó khăn còn lại 19,5% nói rằng có khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch. Hiện nay, tổ chuyên môn ở các trường THPT của huyện Đắk Song ngoài trường THPT Đắk Song có 09 tổ chuyên môn, còn lại ở các trường khác đều là tổ ghép, điều này cho thấy với đặc thù của tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ lồng ghép chắc chắn có những khó khăn, tuy nhiên bằng sự sáng tạo, linh hoạt và kinh nghiệm, các nhà QL đều có biện pháp khắc phục những hạn chế.
Về thực trạng quản lý thực hiện nhiệm vụ tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Song, qua khảo sát thực tế. Về cơ bản các tổ chuyên môn đã bám sát kế hoạch trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, ở một số tổ, nhóm CM việc triển khai chưa đồng bộ, có tổ xử lý còn chậm, chưa kịp thời, dẫn đến tồn đọng, nhiều khi công việc kéo dài không xong hoặc có lúc phải bỏ dở. Để tình trạng này xảy ra, một phần trách nhiệm thuộc về BGH, TTCM trong việc chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ cũng như
42
phân công công việc không đúng người, không đúng năng lực, sở trường. Hoặc các nội dung hoạt động được đưa vào kế hoạch chỉ mang tính hình thức, không sát thực tế, ít tính khả thi, dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên không hiệu quả.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chuyên môn
TT Kết quả thực hiện nhiệm vụ TCM CBQL TTCM, GV SL % SL % 1 Tốt 3 37,5% 64 69,5 % 2 Khá 4 50 % 25 27,1 % 3 Bình thường 1 12,5 % 3 3,2 % 4 Chưa đạt 0 0 % 0 0 %
2.4.2. Chỉ đạo thực hiện quy chế, sinh hoạt chuyên môn
Quy chế chuyên môn là cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng quản lý, điều hành; được quy định theo văn bản quy phạm pháp luật, và quy chế nội bộ trường học. Đây là những nội dung bắt buộc các thành viên trong tổ chức phải thực hiện nghiêm túc, bao gồm các hoạt động như: chế độ hội họp, soạn giảng giáo án, thao giảng dự giờ, vào điểm…Việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng thông qua quan sát thực tế và báo cáo của TTCM (hoặc văn phòng khi được Hiệu trưởng giao việc). Đây là công việc mà qua đó giúp người CBQL nắm bắt việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên, từ đó có hướng điều chỉnh, khắc phục kịp thời, tránh trường hợp vì lý do nào đó giáo viên né tránh hoặc thực hiện nhiệm vụ không tốt dẫn đến phải xử lý.
Quy chế chuyên môn là xương sống trong hoạt động giáo dục, ý thức được điều này, hầu hết CBQL, TTCM, giáo viên đều tuân thủ rất nghiêm ngặt, bởi đây là hoạt động gắn với công tác kiểm tra, đánh giá. Từ kết quả khảo sát thể hiện rõ, dường như phần lớn thầy (cô) được hỏi đều cho rằng quy
43
chế chuyên môn hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của quy chế chuyên môn trong nhà trường phổ thông
TT Ý nghĩa, tầm quan trong của QCCM CBQL TTCM, GV SL % SL % 1 Rất quan trọng 6 75 % 76 82,6 % 2 Quan trọng 2 25 % 16 17,3 % 3 Không quan trọng 0 0 % 0 0 % 4 Ý kiến khác 0 0 % 0 0 %
Công tác sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn hiện nay diễn ra trên nhiều hình thức, trong đó tập trung vào một số nội dung: đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu…Ngoài ra, một trong những nội dung rất được chú trọng hiện nay là đổi mới sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học, đây là nội dung không mới nhưng việc ứng dụng vào thực tiễn rất phù hợp vì vậy được nhiều tổ, nhóm chuyên môn đang vận dụng và đem lại hiệu quả thiết thực trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
2.4.3. Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, TTCM hay giáo viên là công việc cần thiết nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục trong nhà trường. Trong tình hình thực tế hiện nay, khi khoa học công nghệ, mạng xã hội đang có sự phát triển vượt bậc, giáo dục đào tạo đang ngày càng tiến xa hơn trong xu thế phát triển hội nhập toàn cầu, bắt buộc giáo dục Việt Nam cũng phải có sự thay đổi. Trong đó, mục tiêu, chương trình, phương pháp, đội ngũ phải đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Vậy nhưng khi khảo sát thực tế về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hiện nay tại các trường THPT ở huyện Đắk Song phần lớn lại không mang lại kết
44
quả mong đợi, khảo sát chú trọng ở đối tượng là TTCM, GV; họ cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vẫn được tổ chức hàng năm, nhưng ít đem lại hiệu quả, nội dung bồi dưỡng không có tính mới hoặc chưa thiết thực, chưa đi sâu vào thực tế giảng dạy, chưa đổi mới phương pháp. Đặc biệt đội ngũ báo cáo viên chưa đáp ứng hết yêu cầu, chưa phát huy được sự chủ động, sáng tạo của giáo viên. Khi được hỏi: “Qúy thầy (cô) cho biết công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại nơi thầy (cô) công tác được thực hiện như thế nào?”. Kết quả thu được, phần lớn trả lời thực hiện thường xuyên, còn lại số ít cho rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là chưa tốt.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ TT Công tác bồi dưỡng chuyên
môn CBQL TTCM, GV SL % SL % 1 Rất thường xuyên 0 % 0 0 % 2 Thường xuyên 7 87,5 % 82 89,1 % 3 Thỉnh thoảng 1 12,5 % 10 10,8 %
4 Không bao giờ 0 0 % 0 0 %
2.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học dạy học
Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất quan trọng, bởi qua kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng mới nắm bắt được thực trạng để từ đó có kế hoạch, biện pháp điều chỉnh, bổ sung, tăng cường, phối hợp. Đồng thời có quyết sách tác động, làm thay đổi diễn tiến theo chiều hướng tích cực, đúng mục tiêu, định hướng.
Như vậy, có thể nói công tác kiểm tra, đánh giá là công việc thường xuyên, liên tục; mục đích của kiểm tra không phải để bắt bẻ, để trù dập mà là giúp đội ngũ của mình sửa chữa tồn tại và phát triển ưu điểm.
Qua thực tế khảo sát thực trạng công tác kiểm tra đánh giá tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Song. Nhìn chung, Hiệu trưởng các
45
trường đã rất quan tâm đến khâu kiểm tra đánh giá; hầu hết các trường đều có kế hoạch kiểm tra đầy đủ, cụ thể; việc kiểm tra được thực hiện theo hai cấp, đó là cấp trường và cấp tổ. Tuy nhiên đi vào thực tế, bên cạnh một số trường thực hiện tốt về nguyên tắc kiểm tra đánh giá, thì vẫn còn một số trường tổ chức thực hiện chưa tốt; công tác kiểm tra chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ. Đây là thực tế đáng buồn cho một bộ phận chưa thực sự coi chuyên môn là trách nhiệm để rèn giũa bản thân, đó cũng câu hỏi đặt ra cho người CBQL trong việc đề ra biện pháp phù hợp để thúc đẩy ý thức tự giác trong đội ngũ của mình để những đợt kiểm tra có chất lượng, hiệu quả hơn. Qua kết quả khảo sát về công tác kiểm tra, đánh giá một phần thấy được tầm quan trọng