Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình của tổ chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 32 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình của tổ chuyên

TRƯỜNG THPT

Công tác quản lý trong nhà trường là một nội dung hết sức quan trọng của người Hiệu trưởng. Để tập thể sư phạm nhà trường thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch, chương trình đề ra, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm vững các nội dung, biện pháp quản lý. Trong đó, quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một trong những nội dung trọng tâm, xuyên suốt.

Hoạt động nhà trường đảm bảo diễn ra thông suốt, đúng định hướng, phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức, hoạt động của các tổ chuyên môn. Để điều hành chỉ đạo các tổ chuyên môn đi đúng quỹ đạo, thống nhất cần thiết phải có sự chỉ đạo, điều hành tốt của người CBQL. Công tác quản lý của Hiệu trưởng đạt hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, làm thế nào để phát huy hết sức mạnh của tập thể tổ chuyên môn là nhiệm vụ cấp thiết của CBQL. Với Hiệu trưởng quản lý dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm đối với cấp trên. Hiệu trưởng có quyền xử lý và ra quyết định theo đúng quyền hạn và chức trách của mình. Các hoạt động quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởng bao gồm:

1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình của tổ chuyên môn chuyên môn

Mục tiêu, nội dung, chương trình là nội dung quan trọng trong công tác quản lý giáo dục phổ thông. Hiên nay, trong hệ thống giáo dục nước ta mục tiêu, nội dung và chương trình đang thực hiện chung một chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tuy nhiên, theo lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông sửa đổi năm 2018, sẽ có nhiều thay đổi trong nội

22

dung, chương trình. Vì vậy công tác quản lý cần chú trọng vào những điểm mới, cụ thể là: Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân. Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học. Như vậy, ngay từ bây giờ ngoài việc vẫn tiếp tục vận dụng những điểm đã được quán triệt trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Đồng thời bám sát các quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

Hằng năm nội dung, chương trình của nhà trường, tổ chuyên môn được Hiệu trưởng phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với chương trình chung của Bộ Giáo dục và mang tính đặc thù của địa phương. Sau đó phải được cụ thể hóa trong kế hoạch năm học của tổ chuyên môn, trong quá trình thực hiện cần phải được kiểm tra đánh giá để kiểm chứng sự phù hợp, xem xét có tiếp tục thực hiện cho các năm tiếp theo, hay cần phải chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện nội dung, chương trình. Thậm chí có thể thay thế hoặc hủy bỏ nội dung, chương trình đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)