NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ

CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG THPT

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT là một hoạt động bao gồm nhiều nội dung, vấn đề. Để hoạt động này thực sự hiệu quả, chất lượng, người Hiệu trưởng trường THPT cần nắm vững các phương thức quản lý, tổ chức, hoạt động của tổ chuyên môn. Đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm:

- Chất lượng đội ngũ tổ trưởng CM

- Việc triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo

- Việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động - Công tác phân công, phân nhiệm

- Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát - Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật

Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng, chi phối đến toàn bộ hoạt động quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, Hiệu trưởng cần kết hợp hài hòa các yếu tố và biện pháp trong quản lý giáo dục.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, để công tác quản lý đạt hiệu quả cao chủ thể quản lý cần nắm vững các biện pháp quản lý nhằm làm cho tổ chức hoạt động đúng mục tiêu đã đề ra. Trong nhà trường quản lý hoạt động tổ chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng, bởi tổ chuyên môn có vai trò như một bộ máy, tổ chức thu nhỏ mà trong đó TTCM, tổ phó CM là cầu nối giúp sức đắc lực cho Hiệu

29

trưởng. Phát huy hết vai trò, trách nhiệm của đội ngũ này sẽ có những thuận lợi lớn trong công tác quản lý giáo dục. Vì vậy, đây là công tác trọng tâm trong hoạt động quản lý giáo dục của người Hiệu trưởng.

30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐẮK

SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.

2.1.2. Nội dung khảo sát

2.1.2.1. Khảo sát thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn

- Thực trạng của việc thực hiện nội dung, chương trình - Triển khai các hoạt động chuyên đề

- Rèn luyện kỹ năng sư phạm, nâng cao chất lượng giờ dạy - Tổ chức dự giờ, thao giảng

- Bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu

2.1.2.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn

- Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình - Quản lý xây dựng, thực hiện kế hoạch

- Chỉ đạo thực hiện quy chế, sinh hoạt chuyên môn - Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ - Kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp

2.1.3. Cách thức khảo sát

- Nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu thực tế: Quan sát, điều tra, tổng hợp, phân tích, hỏi ý kiến chuyên gia, thống kê.

2.1.4. Tiến hành khảo sát

31

trường THPT trên địa bàn Đắk Song, trong khuôn khổ hạn hẹp, luận văn tiến hành khảo sát 4/4 trường; trong đó 03 trường THPT và 01 trường THCS – THPT Dân tộc nội trú.

Tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến; gửi phiếu trưng cầu ý kiến đến các đối tượng thăm dò, bao gồm: 08 cán bộ quản lý; 32 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; 60 giáo viên (THPT Đắk Song: 30 GV; Phan Đình Phùng: 10 GV; Lương Thế Vinh: 10 GV; THCS THPT Dân tộc nội trú Đắk Song: 10 GV); Đối với phiếu khảo nghiệm về tính khả thi và tính cấp thiết, đối tượng được hỏi là CBQL và TTCM, tổ phó chuyên môn.

Tổng số phiếu phát ra là:100; thu về là: 100 đạt: 100%

2.1.5. Xử lý số liệu khảo sát

Trên cơ sở ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát chúng tôi tiến hành xử lý số liệu và nhận xét đánh giá kết quả.

2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông Nông

Huyện Đắk Song được thành lập theo Nghị định số 30/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đắk Nông và huyện Đắk Mil để thành lập huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Lắk (nay thuộc tỉnh Đắk Nông); huyện Đắk Song có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 xã (cụ thể: Đắk Hòa, Đắk Mol, Đắk N’Drung, Nam Bình, Nâm N’Jang, Thuận Hà, Thuận Hạnh, Trường Xuân) và 01 thị trấn (thị trấn Đức An) với 110 thôn, bon, bản, tổ dân phố.

Huyện Đắk Song nằm về phía Tây của tỉnh Đắk Nông, có tuyến Quốc lộ 14 đi qua, đây là tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với các nhau và nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ thuận lợi cho giao thương của

32

huyện với các huyện (thị) trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Huyện Đắk Song có tổng diện tích tự nhiên là 80.646,24 ha. Là huyện có đường biên giới với nước bạn Campuchia, địa giới hành chính huyện được giới hạn như sau:

- Phía Tây giáp huyện Tuy Đức và Vương quốc Campuchia - Phía Bắc giáp huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

- Phía Đông giáp huyện Đắk GLong và huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

- Phía Nam giáp thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Về dân số sinh sống trên địa bàn huyện gồm có 81.781 nhân khẩu với 23 dân tộc cùng sinh sống; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 25%.

Về tôn giáo: huyện có 3 tôn giáo chính là Tin Lành, Công giáo và Phật giáo.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa còn chậm, kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao, một bộ phận dân trí vùng khó khăn còn thấp, tình trạng dân di cư tự phát đang diễn biến phức tạp. Đó là những khó khăn, thách thức lớn đối với công tác phát triển kinh tế - giáo dục của huyện Đắk Song.

2.2.2. Đặc điểm giáo dục huyện Đắk Song

Trong những năm qua, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) của huyện có những bước phát triển và dần đi vào hoàn thiện; giáo dục phổ thông cơ bản đã ổn định; quy mô giáo dục được mở rộng, mạng lưới trường lớp phát triển với nhiều loại hình; giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng được đẩy mạnh; chất lượng GDĐT từng bước được nâng lên; việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học tiếp tục được bổ sung; công tác xã hội hóa bước đầu thu được

33

kết quả đáng ghi nhận; tạo được phong trào học tập sôi nổi trong các tầng lớp xã hội.

Hiện nay, toàn huyện có 81 cơ sở giáo dục (trong đó: mầm non có 09 trường công lập, 03 trường tư thục và 27 nhóm trẻ tư thục độc lập; tiểu học có 17 trường công lập, 01 trường tư thục; THCS có 11 trường công lập, trong đó có 02 trường có bậc tiểu học; THPT có 03 trường; 01 trường THSC THPT – Dân tộc nội trú; có 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và 09 trung tâm học tập cộng đồng).

Tổng số học sinh từ bậc mầm non đến THCS là 20.016 học sinh; trong đó học sinh người dân tộc thiểu số là 3.352 học sinh (chiếm tỷ lệ 16,7%) cụ thể:

- Mầm non: 4.971 trẻ, nữ: 2.384 trẻ, dân tộc: 660 trẻ;

- Tiểu học: 9.398 học sinh, nữ: 4.553 học sinh, dân tộc: 1.846 học sinh; - THCS: 5.647 học sinh, nữ: 2.889 học sinh, dân tộc: 846 học sinh; - THPT:

Tổng số CBQL, giáo viên và nhân viên từ bậc mầm non đến THCS là 1.267; số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 1.049; Cán bộ quản lý 92 và 126 nhân viên.

Tổng số CBQL, giáo viên và nhân viên bậc THPT là: 142; số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 133; CBQL 09.

Quy mô, chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được nâng cao; tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ đạt 16,8% (tăng 3,4% so với năm học trước); trẻ từ 3 – 5 tuổi đạt 81,9% (tăng 4,8% so với năm học trước); 100% trẻ 06 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học; tỷ lệ học sinh THCS được công nhận tốt nghiệp đạt 99,9%; củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xóa mù; học sinh bỏ học chiếm

34 0,44% (giảm 0,04% so với năm học trước).

Nhìn chung, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân tiếp tục được cải thiện; Giáo dục và Đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng; công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều tiến bộ; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai đồng bộ; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phát triển sâu rộng trong toàn dân. Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao; chính sách dân tộc, tôn giáo và an sinh xã hội được chú trọng; quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội và giao thông được đảm bảo.

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông Đắk Nông

Trong những năm qua, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo là một trong những tâm điểm mà lãnh đạo các cấp, các ban ngành của huyện Đắk Song luôn quan tâm và có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Tuy nhiên, thực tế một số năm gần đây, khi nền kinh tế huyện Đắk Song có sự chi phối lớn bởi nền nông nghiệp, trong đó việc giá cả nông sản, đặc biệt là cây Hồ tiêu leo thang, nhận thức của một bộ phận người dân có phần xem thường việc học của con em họ, dẫn đến tâm lý xem nhẹ việc học. Khi giá cả nông sản xuống dốc, sụt giảm mạnh hầu hết phụ huynh học sinh lại bắt đầu có suy nghĩ tiếp tục cho con em theo học, tích cực hơn trong việc đầu tư cho con cái học tập.

Trên địa bàn huyện Đắk Song hiện nay có 03 trường THPT và 01 trường THCS THPT- Dân tộc nội trú, để nâng cao vai trò chất lượng tham mưu của ngành giáo dục, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục phải đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ để nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo, theo đó cần chú trọng một số vấn đề sau:

35

dục và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, hình thành nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về thực trạng giáo dục trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, thanh tra các kỳ thi, kiểm tra chấn chỉnh các tiêu cực sai phạm trong hoạt động giáo dục, nhất là tình trạng dạy thêm học thêm; huy động thu chi quỹ trong và ngoài ngân sách không đúng quy định. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, coi trong công tác thi đua, khen thưởng.

Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn nghề nghiệp và đồng bộ về cơ cấu.

Tăng cường tuyên truyền về chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật nhà nước về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển giáo dục đến cộng đồng xã hội, từ đó có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đó, ngành giáo dục có vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền thông qua kết quả các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là về chất lượng giáo dục.

Tập trung các nguồn lực để giải quyết những khó khăn về giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đáp ứng từng bước yêu cầu hiện đại hóa trong giáo dục, quan tâm công tác quản lý, sử dụng và sửa chữa CSVC; huy động các nguồn đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trong nhà trường theo quy định.

Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chú trọng phát triển khả năng của học sinh, tạo mọi điều kiện cho học sinh trải nghiệm; vận dụng, kết hợp linh hoạt giữa phương pháp hiện đại với truyền thống.

Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch theo đề án của Bộ Giáo dục về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

36

đẩy mạnh hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân và xây dựng xã hội học tập.

Tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm người đứng đầu; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện đề ra.

Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị và chuyên môn. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh.

Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; tăng cường tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hỗ trợ, khuyến khích giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng trên chuẩn theo quy định. Đổi mới hoạt động chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường, cụm trường. Tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương trong công tác giáo dục, hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội như bạo lực học đường, tỷ lệ học sinh bỏ học.

2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT 2.3.1. Thực trạng việc biên chế tổ chuyên môn 2.3.1. Thực trạng việc biên chế tổ chuyên môn

Việc biên chế, tổ chức sắp xếp các tổ chuyên môn thuộc quyền hạn của Hiệu trưởng, tùy đặc thù trường, lớp mà có sự phân bổ biên chế tổ chuyên môn cho phù hợp với thực tế công việc của cơ sở giáo dục.

37

Hiện nay trên địa bàn huyện Đắk Song có 03 trường THPT và 01 trường THCS THPT-Dân tộc nội trú. Qua khảo sát tình hình thực trạng biên chế tổ chuyên ở các trường như sau: Trường THPT Đắk Song có 09 tổ chuyên môn gồm các tổ: Toán-Tin, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Lịch Sử - GDCD, Địa Lý, Thể Dục-QPAN; các trường còn lại: THPT Phan Đình Phùng, THPT Lương Thế Vinh, THCS THPT-Dân tộc nội trú Đắk Song mỗi trường chỉ biên chế 2 tổ chuyên môn đó là: Tổ Khoa học tự nhiên (KHTN), và tổ Khoa học xã hội (KHXH). Như vậy, có thể thấy ngoài trường THPT Đắk Song có 09 tổ chuyên môn, các trường còn lại do đặc thù số lớp ít nên được biên chế tổ ghép (THPT Phan Đình Phùng có 12 lớp; THPT Lương Thế Vinh có 09 lớp; THCS THPT-Dân tộc nội trú Đắk Song có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)