Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 67 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương

Ngành Giáo dục tỉnh Đăk Nông ra đời cùng lúc với sự ra đời của tỉnh Đăk Nông (1/1/2004). Sau 15 năm thành lập, quy mô giáo dục và mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh Đăk Nông phát triển phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Song song với việc nâng cao chất lượng dạy và học, tỉnh luôn chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của địa phương. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn ngành giáo dục đã nỗ lực phấn đấu không ngừng trong suốt 15 năm qua và đã

57 thu được một số kết quả đáng khích lệ.

Quy mô giáo dục tăng trưởng mạnh, mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng. Với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành cùng với sự ra đời của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục tỉnh Đăk Nông đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nếu như năm học 2003-2004, toàn ngành chỉ có 174 trường với 105.020 học sinh các cấp học thì đến nay toàn tỉnh có 402 cơ sở giáo dục (tăng 2,3 lần so với năm 2003 - 2004), với 170.592 học sinh ( tăng 1,6 lần so với năm 2003 - 2004); sau 15 năm chúng ta đã có trường THPT chuyên, có trung tâm GDTX và trung tâm Học tập cộng đồng; hệ thống trường học của tỉnh được mở rộng, bố trí tương đối hợp lý, các địa phương có đủ các cơ sở giáo dục từ mầm non cho đến THPT, hệ thống trường ngoài công lập được hình thành cùng với hệ thống công lập đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Cơ sở vật chất trường học được đầu tư, các điều kiện bảo đảm dạy và học ngày càng tốt hơn. Quán triệt sâu sắc quan điểm “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”, chính quyền và nhân dân đã tích cực xây dựng cơ sở vật chất, giảm phòng học tạm bợ, duy tu sử dụng 47,83% phòng học bán kiên cố, tăng dần số lượng phòng học kiên cố trên 49,25%. Sau 15 năm hầu hết các trường học phổ thông đã có đủ diện tích, khuôn viên trường học tương đối khang trang; nhiều trường mầm non, tiểu học đã có đủ cơ sở vật chất để tổ chức học bán trú; hầu hết các trường trung học phổ thông từng bước được đầu tư chuẩn hóa và hiện đại các phòng học bộ môn; 100% trường học các cấp học có phòng vi tính, máy vi tính được nối mạng phục vụ tốt công tác quản lý, dạy và học.

Công tác chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được lãnh đạo chính quyền quan tâm. Các đơn vị địa phương đã tăng cường quản lý về mọi

58

mặt, hướng đến chất lượng giáo dục đạt chuẩn quy định. Đến nay, toàn tỉnh có 115 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 29,7%).

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các trường có đủ giáo viên, trên 99,8% giáo viên đạt chuẩn đào tạo sư phạm. Điều đáng ghi nhận là từ chỗ chỉ có số lượng ít giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi thì qua 15 năm toàn ngành đã có 1847 lượt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 12 giáo viên giỏi cấp quốc gia. Cũng trong 15 năm qua, toàn ngành có 3635 cán bộ, giáo viên được biểu dương vì có những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy và quản lý. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, phát triển đảng viên trong trường học và bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được các cấp ủy Đảng đặc biệt quan tâm đến nay tỷ lệ đảng viên đạt 44,88%.

Công tác quản lý giáo dục và đào tạo không ngừng được đổi mới theo hướng phát huy tính chủ động của các cơ sở giáo dục. Ngành giáo dục đã triển khai thực hiện nghiêm túc nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay, công tác điều hành và quản lý được thực hiện thông qua kế hoạch, quy chế, đảm bảo dân chủ, công khai trong các hoạt động giáo dục. Công tác dự báo, đổi mới quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được quan tâm; cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý từng bước được điều chỉnh hợp lý.

Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, sau 15 năm giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk nông tiếp tục phát triển và ổn định, chuyển biến rõ nét nhất chính

59

là sự chuyển biến từ nền giáo dục tập trung trang bị kiến thức sang tập trung dạy học, phát hiện năng lực và phẩm chất của học sinh. Chất lượng giáo dục các cấp học đạt nhiều thành tựu song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm đúng mức. Tỉ lễ đỗ tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT trong những năm qua đều duy trì ở mức trung bình chung tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của cả nước. Năm 2018, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS đạt 99,3 %, THPT đạt 97,05%. Năm đầu thành lập tỉnh, chúng ta chỉ có gần 7% học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, đến nay tỷ lệ này đã tăng lên 55%.

Mục tiêu giáo dục Đăk Nông những năm tiếp theo: Trong bối cảnh kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực văn hóa xã hội, trong giáo dục và đào tạo cũng chịu nhiều tác động không thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, sự ra đời của Nghị quyết số 29-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương tại hội nghị lần thứ 8 Khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, “là một bước đột phá quan trọng, đánh dấu một mốc mới cho sự phát triển ngành giáo dục nước nhà nói chung và giáo dục Đăk Nông nói riêng”. Theo đó, giáo dục và đào tạo chuyển từ mô hình phát triển số lượng làm trung tâm và quy mô chính sang mô hình phát triển ưu tiên chất lượng và hiệu quả, chuyển biến từ nền giáo dục tập trung trang bị kiến thức, sang tập trung dạy học, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, coi việc nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu của phát triển giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo Đăk Nông vừa thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành là ưu tiên phát triển mô hình chất lượng và hiệu quả, với đặc thù của tỉnh là vừa phải tập trung phát triển mô hình dựa trên số lượng và quy mô để giải quyết hệ thống trường lớp những nơi vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc.

60

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Ủy đảng và chính quyền các cấp, sự quan tâm, ủng hộ, đồng thuận với các bậc phụ huynh, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội, sự nỗ lực quyết tâm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, nhất định ngành GD-ĐT Đăk Nông sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện phát triển mạnh mẽ, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, bền vững.

Trong tình hình mới hiện nay, khi Bộ giáo dục và đào tạo đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ngành giáo dục Đăk Nông nói chung và huyện Đăk Song nói riêng cần tích cực bám sát nội dung, chương trình theo hướng đổi mới của Bộ giáo dục, đảo bảo đúng lộ trình, tiến độ, khoa học, phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)