8. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện quy chế, sinh hoạt chuyên môn
1.4.3.1. Chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn
Quy chế chuyên môn trong nhà trường đóng vai trò như một hành lang pháp lý, đảm bảo cho mục tiêu hoạt động dạy và học. Đó là hệ thống các văn bản pháp quy, các thông tư, hướng dẫn mang tính chuẩn mực và bắt buộc, người quản lý dựa vào đó mà tiến hành các công việc của mình, từ đó cụ thể hóa để xây dựng nên các quy định nội bộ của nhà trường và của tổ cho phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn bao gồm các vấn đề: Việc thực hiện nhiệm vụ năm học, các quy định trong mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy học, kế hoạch giảng dạy của tổ, nhóm và của từng giáo viên, giờ lên lớp của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp. Các khâu của quá trình dạy học: Soạn giảng, ra đề, chấm kiểm tra và chữa bài khi lên lớp, sử dụng các thiết bị dạy học, thực hiện giáo dục ngoài giờ lên lớp, học tự chọn, dạy học tích hợp, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
1.4.3.2. Quản lý việc sinh hoạt chuyên môn của tổ
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một vấn đề rất được chú trọng từ trước tới nay, tất cả các hoạt động diễn ra như thế nào, kết quả ra sao, có đem lại mục tiêu như đã đề ra trong kế hoạch hay không phụ thuộc rất lớn đến công tác tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn. Vấn đề này đã được lãnh đạo nhà trường lưu tâm, tuy nhiên thực tế hiện nay, công tác sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường hết sức đơn điệu, chủ yếu nặng về hành chính. Theo quy định ở Điều 16, khoản 3, Điều lệ trường trung học. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một
24
lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. Nhưng thực tế việc họp tổ chuyên môn hiện nay chủ yếu mang tính hình thức. Đặc biệt, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn khá sơ sài, phần lớn TTCM đánh giá, nhận xét các hoạt động thời gian trước, sau đó triển khai các công việc cho thời gian tới, ít thấy ở các tổ chuyên môn các hoạt động trao đổi về công tác chuyên môn, việc thực hiện các chuyên đề, hoặc bàn bạc về việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, quản lý công tác sinh hoạt ở tổ chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Muốn vậy tổ chuyên môn hoạt động phải có kế hoạch, có nội dung, chủ đề. Trong đó, phải hướng vào các nội dung như: Hoạt động sinh hoạt theo thời gian, định kỳ hay chủ điểm, phải tìm ra ưu, khuyết điểm của các vấn đề để cùng trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm. Ngoài ra, Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để công tác sinh hoạt tổ chuyên môn đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, TTCM cần nắm bắt tốt các chủ trương, chính sách liên quan, xây dựng được kế hoạch đúng với thực tế công việc của tổ, nhóm chuyên môn do mình phụ trách (trường hợp là tổ ghép, TTCM cần bố trí, sắp xếp, chỉ đạo điều hành giữa các nhóm CM một cách khoa học, hợp lý, tránh hiện tượng các ý kiến không thống nhất trong các buổi sinh hoạt chuyên môn).